Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng; được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi công ty cổ phần niêm yết; được chuyển đổi ra ngoại tệ các khoản thu hồi vốn đầu tư có lợi nhuận để chuyển ra nước ngoài.

Nhà đầu tư ngoại có thể giao dịch trên sàn chứng khoán khi công ty cổ phần mà mình tham gia góp vốn, mua cổ phần niêm yết

Đây là quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài được quy định rõ tại  Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối tượng điều chỉnh của Quy chế gồm: Các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này có tại Việt Nam; tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%; Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của nước ngoài trên 49%; cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam. Nếu là doanh nghiệp Việt Nam thì phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phấn hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác hoặc là các công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp danh...

Tỷ lệ mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
 

Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất.
 

Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 

Nhà đầu tư có thể góp vốn dưới 3 hình thức khác nhau, cụ thể: Mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH, góp vốn vào công ty TNHH để trở thành thành viên mới; mua lại vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới; mua lại phần góp vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn với chủ doanh nghiệp tư nhân để chuyển đổi hình thức công ty.
 

Nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phần dưới 4 hình thức khác nhau, gồm: Mua cổ phẩn phát hành lần đầu của các công ty cổ phần; mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa; mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần  hoặc mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.
 

Quy chế cũng quy định rõ nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân chỉ có quyền mua cổ phần, góp vốn khi có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam; có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương chứng minh tư cách pháp lý. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân phải có bản sao hộ chiếu còn giá trị.

(Theo Chinhphu.vn)

  • Đề phòng bán hàng đa cấp bất chính
  • Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật khiếu nại, tố cáo
  • Nhức nhối nạn chi “hoa hồng”
  • Sẽ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
  • “Cực chẳng đã” mới phải sửa chính sách thuế
  • Quy định về pháp nhân
  • Dự thảo Luật Quảng cáo : Thiếu tính thực tiễn
  • Kiện phá giá hàng nhập vẫn ở... thì tương lai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%