Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

SAFOCO sản xuất hàng nhái để xuất khẩu?

Gần đây, Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm SAFOCO (đơn vị có 51% vốn của Nhà nước) đã bị một doanh nghiệp tại Tiền Giang phát đơn tố giác vì sản xuất và kinh doanh hàng nhái nhãn hiệu họ ở Mỹ. Điều đáng nói là SAFOCO cũng từng “kêu gào” chống lại vấn nạn hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mặt trước bánh tráng hiệu “Ba cây tre” của TUFOCO (Ảnh trái); Mặt trước bánh tráng hiệu “Bụi tre” của SAFOCO

Theo trình bày của Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong - TUFOCO (xã Trung An, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) với chúng tôi thì doanh nghiệp này đã đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu bánh tráng hiệu “Ba cây tre” và hình “Ba cây tre” đã để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.  TUFOCO cũng đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu bánh tráng hiệu “Ba cây tre”, hình “Ba cây tre” tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Cách đây không lâu, qua phản ánh của các đại lý tiêu thụ sản phẩm và người tiêu dùng tại Mỹ, TUFOCO biết SAFOCO cũng sản xuất bánh tráng tại Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu “Bụi tre” và hình “Bụi tre” sang thị trường Mỹ có nhãn hiệu bao bì gần như trùng lặp, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của TUFOCO. Thậm chí, dù bao bì sản phẩm bánh tráng hiệu “Bụi tre” của SAFOCO là hàng “nhái” và chắc chắn chưa được đăng ký bảo hộ nhưng đơn vị này còn ngang nhiên ghi ® (nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ - Registered) trên bao bì, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và gây thiệt hại cho đơn vị đã được bảo hộ là TUFOCO.

“Chúng tôi không hiểu vì lý do gì một doanh nghiệp lớn như SAFOCO lại sản xuất hàng nhái, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và lừa dối người tiêu dùng trong ghi nhãn bao bì. Trong lúc tình hình xuất khẩu mặt hàng thực phẩm của các doanh nghiệp trong nước cần giữ uy tín trước các đối tác quốc tế thì SAFOCO lại tự hạ thấp uy tín của mình” – ông Phạm Văn Tứ, Chủ tịch HĐQT TUFOCO bức xúc cho biết.

Cũng theo đại diện TUFOCO, sau khi biết tình trạng hàng nhái xâm phạm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mình, ngày 30-9-2009, TUFOCO đã cử cán bộ đến thảo luận trực tiếp vụ việc với lãnh đạo SAFOCO và đề nghị doanh nghiệp này thu hồi sản phẩm vi phạm, không tiếp tục sản xuất sản phẩm bánh tráng mang nhãn hiệu trùng lặp tương tự nhãn hiệu đã được bảo hộ của TUFOCO. Tuy nhiên, sau hơn nửa tháng giữ tinh thần “dĩ hòa vi quý” mong SAFOCO gìn giữ uy tín thương hiệu thì TUFOCO mới được biết lô hàng nhái có khối lượng nhiều tấn đã sản xuất vẫn chưa được thu hồi. Thậm chí, lãnh đạo của SAFOCO còn kiên quyết từ chối xin lỗi và “phớt lờ” phúc đáp văn bản cho doanh nghiệp bị xâm phạm nhãn hiệu.

Thực ra, việc SAFOCO bị “tố” đang gây ngạc nhiên đối với dư luận bởi lẽ công ty này là một công ty cổ phần có vốn Nhà nước chiếm 51%, trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – một trong những doanh nghiệp được xem là hình mẫu cho các doanh nghiệp ngành lương thực – thực phẩm khác noi theo. Và với thị phần lớn và uy tín thương hiệu “đại gia” của mình trên thị trường, như đã phân tích, lẽ ra SAFOCO không cần thiết phải sản xuất hàng nhái để “lập lờ đánh lận con đen”, tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh cho mình tại xứ người. Và ít nhất nếu đã lỡ sai lầm, thiết nghĩ lời xin lỗi và một hành động bày tỏ thái độ “cầu thị” sửa sai của SAFOCO cũng là điều cần thiết. 

Điều 126, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: 1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó… 

Tại Điều 129 của luật này cũng quy định các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ …; c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự… 


(Theo MINH NGUYỄN/SGGPO)

  • Xét xử vụ tham ô, thất thoát hơn 4 tỷ đồng ở Khatoco
  • Lao động được thưởng cổ phiếu phải chịu thuế
  • Dùng võ “cẩu xực” tấn công công an
  • DN bỏ trốn: Thu hồi nợ thuế cách nào?
  • Xét xử vụ tiêu cực tại Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang: Lợi dụng chức vụ Trưởng phòng Kinh tế để trục lợi
  • Truy tố kẻ lừa đảo bán hàng qua mạng
  • Xử phạt doanh nghiệp mua bán ngoại tệ trái phép
  • CTY CP XI MĂNG Vính phú (PHÚ THỌ) : Tẩu tán tài sản thế chấp ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%