Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Văn bản lắt léo làm khó doanh nghiệp

Theo pháp luật về đầu tư, dự án phát triển vận tải hành khách đường bộ bằng xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên thuộc lĩnh vực khuyến khích ưu đãi đầu tư

 

Theo pháp luật về đầu tư, dự án phát triển vận tải hành khách đường bộ bằng xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên thuộc lĩnh vực khuyến khích ưu đãi đầu tư

Sự lắt léo, mâu thuẫn của văn bản, cách quản lý “tùy hứng” của cơ quan chức năng khiến các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng rơi vào cảnh phải chạy đôn chạy đáo.

Tháng 7/2009, công ty K. được UBND tỉnh Lai Châu cấp giấy chứng nhận đầu tư số 23121000154 thực hiện Dự án đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao. Theo Giấy chứng nhận này, công ty K. được hưởng nhiều khoản ưu đãi.

Không dễ được hưởng ưu đãi!

Chiểu theo các quy định hiện hành, công ty K sẽ được miễn tiền thuê đất; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi tín dụng; hỗ trợ đầu tư… Đồng thời căn cứ theo quy định tại Nghị định 149/2005/NĐ - CP (sau đây gọi tắt là NĐ 149) ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, dự án của doanh nghiệp này thuộc Danh mục dự án khuyến khích đầu tư (Phát triển vận tải công cộng: đầu tư vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 17 chỗ ngồi trở lên); địa bàn triển khai hoạt động dự án có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (tỉnh Lai Châu) nên doanh nghiệp được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị hình thành tài sản cố định của dự án.

Tuy nhiên khi doanh nghiệp đến Cục Hải quan Điện Biên để liên hệ làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa thì được cơ quan này hướng dẫn: để đủ điều kiện được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị hình thành tài sản cố định, doanh nghiệp phải đăng ký và xin xác nhận tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hành trình gian nan

Ngày 18/8/2009, doanh nghiệp này có công văn số 65/DNTN gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xin được xác nhận theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Ngày 27/8/2009, Bộ Khoa học công nghệ có công văn 2120/BKHCN - ĐTG trả lời với nội dung: Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 6, điều 16 của NĐ 149, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ có trách nhiệm xác nhận phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ. Trong khi đó, căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 (Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng) thì toàn bộ số xe vận chuyển của doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ Dự án đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao không phải phương tiện vận tải chuyên dùng.

Ôtô chở khách chính là phương tiên vận tải chuyên dùng để chở khách nằm trong “dây chuyền công nghệ vận chuyển khách”

Như vậy, toàn bộ số xe vận chuyển của doanh nghiệp nhập khẩu cho Dự án đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao không thuộc trách nhiệm xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ. Làm việc với doanh nghiệp, ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ) khẳng định, vì chỉ có trách nhiệm xác nhận phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ nên Bộ Khoa học và Công nghệ chưa hề cấp xác nhận cho bất cứ Dự án đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao nào. Việc xác nhận các điều kiện ưu đãi căn cứ vào Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh cấp.

Tuy nhiên, quay trở lại cơ quan hải quan, doanh nghiệp được cho biết: nếu không có xác nhận của Bộ Khoa học Công nghệ thì không có cơ sở để hải quan thực hiện việc ưu đãi miễn thuế. Cơ quan này viện dẫn NĐ 149 cho rằng, tại mục a, điểm 6, điều 16 quy định, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc dự án khuyến khích đầu tư được miễn thuế nhập khẩu là “Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học Công nghệ xác nhận”. Việc Bộ Khoa học công nghệ không xác nhận nghĩa là doanh nghiệp không đủ điều kiện được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định.

Lỗi tại… văn bản?

Cũng theo NĐ 149, điều 6 - hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại phụ lục I hoặc phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu. Chiếu theo phụ lục I tại danh mục số 29 thì dự án doanh nghiệp đầu tư thuộc Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư, đó là loại dự án “Phát triển vận tải công cộng”; tại phụ lục II, địa bàn doanh nghiệp hoạt động là Lai Châu thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Thực tế hàng hóa để tạo tài sản cố định của dự án này ngoài nhà, xưởng… thì là xe ô tô chở khách từ 17 chỗ ngồi trở lên. Và xe vận chuyển hành khách đúng là “không phải phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ” nên việc Bộ Khoa học Công nghệ từ chối xác nhận là có cơ sở. Tuy nhiên, điểm khúc mắc là ở chỗ NĐ 149 đã “quên” không liệt kê chi tiết hàng hóa là phương tiện ô tô chở khách mà chỉ đề cập đến “phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ”. Điều này đã tạo cớ cho cơ quan hải quan “vin” vào để không miễn thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định cho dự án của công ty K.

Trao đổi với DOANH NHÂN, một quan chức hải quan (đề nghị giấu tên) thừa nhận có sự mâu thuẫn, bất hợp lý trong quy định tại NĐ 149.

34 xe ôtô chở khách của Công ty Sơn Đức bị đói truy thu thế vì “lách” NĐ 149

Tuy nhiên trên thực tế, không phải không có trường hợp “lách” điểm lắt léo này của NĐ 149. Do Bộ Khoa học Công nghệ từ chối không xác nhận với lý do ô tô chở khách không phải “phương tiện vận tải chuyên dùng” như đã nói ở trên, Công ty liên doanh Vận tải ô tô Sơn Đức Lạng Sơn (công ty Sơn Đức) đã “khéo léo” lý luận rằng “ô tô chở khách” chính là phương tiện “vận tải chuyên dùng để chở khách” nằm trong “dây chuyền công nghệ vận chuyển khách” và thay vì Bộ, doanh nghiệp này đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn cấp phiếu xác nhận thẩm định công nghệ dự án. Trên thực tế, công ty Sơn Đức đã được Hải quan Lạng Sơn cho miễn thuế nhập khẩu 34 xe ô tô chở khách loại từ 25 đến 51 ghế ngồi.

Cách “lách” này của Công ty Sơn Đức đã bị Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện. Và với cái lý “thiếu giấy xác nhận của Bộ Khoa học Công nghệ” nên doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phải truy thu thuế nhập khẩu lô hàng nói trên. Tuy nhiên, Công ty Sơn Đức không chấp nhận việc truy thu thuế bởi cho rằng mình “chưa làm điều gì vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Rõ ràng, những qui định không rõ ràng trong một văn bản pháp lý đã làm khó không chỉ doanh nghiệp mà còn “đánh đố” các cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi pháp luật.

 

(Theo Nguyễn Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Sài Gòn: Lại khổ vì... chồng lấn dự án
  • Việt-Trung trao đổi kinh nghiệm về lập pháp
  • Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội: Cần sớm sửa sai
  • Đắk Lắk: Phát hiện 1.250 vụ vi phạm tài nguyên rừng
  • Xây dựng Luật Thuế Nhà, đất: Làm gì để hạn chế đầu cơ ?
  • Khởi tố nguyên Chủ tịch HĐQT Vifon về hành vi tham ô
  • Trao đổi kinh nghiệm lập pháp VN-Lào-Campuchia
  • Doanh nghiệp vẫn kêu bị... hành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%