Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm hai công ty, có phải đóng bảo hiểm cả hai nơi?

Tôi đang làm cho một công ty nhà nước (công ty 1), đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT). Hiện tôi có nhận làm thêm một công ty nữa (công ty 2), hợp đồng lao động (HĐLĐ) một năm. Tôi có phải đóng BHXH và BHYT ở công ty 2 không?

Nếu tôi nghỉ việc ở công ty 1 và chuyển sang làm việc hoàn toàn cho công ty 2 thì HÐLÐ của tôi được ký với công ty 2 là không có thời hạn với số tiền lãnh như sau: Tổng tiền lương: 7.682.000 đồng, trong đó lương cơ bản là 4.000.000 đồng, còn lại là các phụ cấp. Tôi sẽ đóng BHXH và BHYT theo mức lương cơ bản có phải không?

- Tư vấn của Luật sư Võ Hoàng Tuyên:

Theo qui định tại Tiết 1.5 Ðiểm 1 Mục III Phần II Quyết định 902/QÐ-BHXH ngày 26-6-2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc thì người lao động ký HĐLĐ với nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng ký đóng BHXH, BHYT theo một HĐLĐ, các nơi còn lại trả vào lương cho người lao động phần nghĩa vụ BHXH, BHYT của đơn vị.

Theo quy định tại Ðiều 94 Luật BHXH thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc như sau: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có), tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền công, tiền lương tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và 2 Ðiều 94 này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Theo quy định tại Ðiểm 1, 2 Mục I Phần I Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27-7-2005 hướng dẫn việc thực hiện BHYT bắt buộc thì người lao động Việt Nam làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, tiền công hàng tháng ghi trong HĐLĐ và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%; đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), trong đó, cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm đóng 2%, cán bộ, công chức, viên chức đóng 1%.

Bạn có thể tham khảo những quy định trên để xác định mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT cho mình.

( theo Báo tuổi trẻ )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%