Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người làm giám hộ cần có điều kiện gì?

Hỏi: Hiện tôi đang nuôi đứa cháu 13 tuổi. Do cha mẹ cháu ly hôn, mẹ cháu bỏ đi, cháu sống với cha, nhưng sau đó, cha cháu mất. Năm 2007, mẹ tôi qua đời có để lại di sản thừa kế. Nay, anh chị em chúng tôi khai nhận di sản đó. Được biết, cháu tôi là thừa kế thế vị cũng được một phần của cha nó. Nay, UBND phường yêu cầu tôi làm giám hộ. Xin hỏi giám hộ là gì? Điều kiện của người làm giám hộ ra sao?

LÊ THỊ TUYẾT LỆ
(quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)

Thắc mắc của bạn đọc được luật sư Nguyễn Thị Hoàng, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, giải đáp như sau:

Theo Điều 58 Bộ luật Dân sự, giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (gọi chung là người được giám hộ).

Người được giám hộ gồm:

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.

- Người mất năng lực hành vi dân sự.

Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định như trên phải có người giám hộ.

Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm giám hộ thì bác, chú, cô, dì, cậu trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm giám hộ thì bác, chú, cô, dì, cậu sẽ là người giám hộ.

Thủ tục cử người giám hộ: Việc cử người giám hộ phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

Căn cứ Điều 25 Bộ luật Dân sự, người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Quản lý tài sản của người được giám hộ.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Song đó, người giám hộ cũng có các quyền sau đây:

- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.

- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.

- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

(Theo baocantho)

  • Trường hợp nào thì đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
  • Cho vay vượt trần lãi suất quy định có vi phạm Luật?
  • Trúng đấu giá mà bỏ, phải đền bù?
  • Quyền được hưởng di sản thừa kế đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Điều kiện, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa
  • Ðiều kiện chứng từ để khấu trừ, hoàn thuế VAT
  • Quy định khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng?
  • Giải quyết vướng mắc quy trình thủ tục hải quan tại khu chuyển tải Vạn Gia- Quảng Ninh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%