Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh giác khi vay ngoại tệ

Việc tín dụng USD liên tục tăng sẽ gây sức ép tăng tỷ giá trong thời gian tới

Đến lúc này các doanh nghiệp dường như vẫn chưa đánh giá hết rủi ro tỷ giá, dù đây không phải là vấn đề mới. Sự chênh lệch đáng kể giữa lãi suất cho vay bằng VND so với USD khiến USD vẫn hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Nhưng việc tín dụng USD liên tục tăng cho thấy sức ép tăng tỷ giá rõ ràng hơn trong thời gian tới.

Dấu hiệu rủi ro tỷ giá

Theo thống kê của NHNN, các giao dịch bằng USD trên thị trường liên ngân hàng trong cuối tháng 4/2010 đã phát sinh ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó, lãi suất các kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng có xu hướng tăng mạnh so với mặt bằng lãi suất trước đó. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 3 tháng đã tăng từ mức 0,91% lên 1,75% (tăng 0,84%); lãi suất 1 tháng cũng tăng gấp đôi từ 0,43% lên 0,88%. Và đáng chú ý là thị trường liên ngân hàng phát sinh thêm giao dịch ở kỳ hạn 6 tháng (lãi suất 2,03%) và 12 tháng (lãi suất 2,59%). Điều này phần nào cho thấy nhu cầu về nguồn vốn USD của các NHTM đang tăng. Huy động vốn USD giảm mà tín dụng USD vẫn tiếp tục tăng. Đây cũng là hệ quả tất yếu của việc lãi suất huy động USD quá thấp so với VND, và lãi suất cho vay USD cũng thấp hơn nhiều so với VND.

Đứng ở góc độ lợi nhuận của các NHTM thì thấy ngân hàng phải huy động VND ở mức trên dưới 12%/năm, trong khi lãi suất huy động USD cao nhất chỉ 4,8%/năm. Về đầu ra, tuy lãi suất cho vay ngoại tệ cao nhất chỉ ở mức 8%/năm nhưng chênh lệch đầu ra, đầu vào thường ở mức 2,5%/năm - 3%/năm; trong khi mức chênh lệch này ở cho vay bằng VND là dưới 2,5%/năm. Chưa kể, trong buổi gặp mặt các NHTM hôm 27/4, Thống đốc NHNN đã đề nghị, từ 1/5/2010, các NHTM nhà nước đồng thuận giảm tiếp lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1%/năm. Mức lãi suất cho vay tối đa bằng VND dự kiến là 13%/năm đối với các khoản vay để chi phí sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp; doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, chênh lệch đầu ra - đầu vào của tín dụng VND đã hẹp sẽ càng hẹp hơn. Do đó, NHTM vẫn “thích” cho vay bằng ngoại tệ hơn. Về phía doanh nghiệp, hiện vay bằng USD đang có lợi hơn vay bằng VND. Thế nhưng, đó là trước mắt. Về lâu dài, sức ép tăng tỷ giá là rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá trong nay mai.

Doanh nghiệp đang “tham bát bỏ mâm”?

Đến cuối tháng 4/2010, giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm từ 10 VND/USD khi được giao dịch phổ biến tại mức 18.940 - 18.970 VND/USD (mua vào - bán ra). Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do NHNN công bố duy trì ở mức 18.544 đồng/USD. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, đang có nhiều yếu tố gây áp lực tăng tỷ giá trong dài hạn.

Về lâu dài, sức ép tăng tỷ giá là rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá trong nay mai.

Tín dụng bằng USD đã liên tục tăng từ tháng 9/2009 và tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2010. Hiện tín dụng ngoại tệ của các NHTM đã tăng cao hơn 5 lần nội tệ. Điều này sẽ làm tăng cầu về ngoại tệ để trả nợ trong thời gian tới, nhất là đối với những doanh nghiệp nhập khẩu vay USD mà không có nguồn USD trả nợ. Đây cũng sẽ là đối tượng chịu rủi ro lớn nhất khi tỷ giá tăng.

Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu chưa hề có dấu hiệu giảm. Giá trị xuất khẩu của cả nền kinh tế trong tháng 4 ước đạt 5,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 6,95 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu khiến thâm hụt mậu dịch tiếp tục mở rộng so với mức hơn 1,1 tỷ USD của tháng 3. Mà đây mới chỉ là những tháng đầu năm. Theo quy luật hàng năm, cầu ngoại tệ vào những tháng cuối năm bao giờ cũng tăng cao, tạo thêm sức ép tăng tỷ giá. Do đó, nếu quá “say mê” với cái lợi trước mắt, không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh “tham bát, bỏ mâm”. Thực tế, bài học biến động tỷ giá gần đây, nhất là cuối năm 2008, khi tỷ giá bất ngờ tăng thêm 2.000đồng/USD chỉ trong thời gian ngắn vẫn còn nguyên tính thời sự.

Nhiều ngân hàng đã khuyến cáo doanh nghiệp nên mất thêm chi phí để mua “bảo hiểm” qua việc dùng các công cụ phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn. Bên cạnh tác dụng là bảo hiểm rủi ro tỷ giá, thì việc sử dụng công cụ phái sinh cũng là hình thức đầu cơ mang lại lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, việc lựa chọn công cụ phái sinh nào không phải là điều dễ dàng.

(Theo Ngân Hà // Báo Doanh nhân)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tia sáng cuối đường hầm
  • Chính sách tiền tệ: Sự "đánh đổi" có thực sự đáng giá?
  • Vàng nhảy giá, vì sao?
  • Quỹ công chúng vẫn chưa hấp dẫn trở lại
  • Vì sao đồng NDT lại “nhảy điệu tango” với đồng đô la?
  • Tin kinh tế tài chính nổi bật Việt Nam và thế giới tuần 10 -15/05/2010
  • BRIC hợp sức vẫn không thể lung lay vị trí của đồng USD
  • Giao dịch tài chính phái sinh: Nguy cơ mới với kinh tế thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!