Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án lớn - trở ngại không nhỏ

Theo báo cáo của tư vấn nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng, khối lượng di dân giải phóng mặt bằng (GPMB) tới hơn 39.000 hộ. Mặc dù về pháp lý, việc di dời để bảo đảm hành lang thoát lũ là cần thiết, song nhiều chuyên gia quy hoạch - đô thị vẫn lo ngại...


Lượng dân cư phải di dời quá lớn

Dự án qui hoạch hai bên sông Hồng liệu có khả thi khi phải di dời quá lớn các hộ dân đang sinh sống trên khu vực này ? Ảnh: Trung Kiên

Theo báo cáo đề xuất, tổng diện tích nghiên cứu dự án là 10.200ha, với 42.965 hộ dân (189.611 người) đang cư trú, trong đó số hộ thuộc đối tượng di dời là 39.100 hộ, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (không rõ thời gian), di dời 11.102 hộ; giai đoạn 2 (2008-2012) di dời 19.318 hộ; giai đoạn 3 (2013-2016), di dời 8.680 hộ, sẽ là cuộc di cư có quy mô cực lớn, tốc độ cực nhanh, chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Trong khi đó, Viện Quy hoạch thủy lợi, khi nghiên cứu hành lang thoát lũ sông Hồng cũng đã tính đến việc di dời khoảng 26.000 hộ dân, với tổng kinh phí khoảng 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc đến tính khả thi của phương án, số hộ phải di dời đã giảm đáng kể, chỉ còn 13.771 hộ, trong đó phía nội đô di dời hơn 11.000 hộ. Theo ông Vũ Hồng Châu, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi, những hộ di dời nằm trong chỉ giới thoát lũ đến mép sông, những hộ còn lại sẽ giữ nguyên. Được biết, dù đã giảm đáng kể số lượng hộ dân phải di dời, song phương án này vẫn chưa được duyệt, vì liên quan đến đời sống của hàng vạn hộ dân.

 

Trở lại dự án quy hoạch hai bên sông Hồng, TS Nguyễn Hoàn, một chuyên gia kinh tế phân tích, việc di dời khối lượng lớn các hộ dân là vấn đề quá lớn, gồm nhiều lĩnh vực. Bảo đảm cho người phải di dân, tái định cư đến nơi ở mới ổn định cuộc sống và tốt hơn nơi ở cũ đâu chỉ có nhận đủ tiền đền bù, nhận nhà để ở là xong. Ổn định cuộc sống tại nơi ở mới phải là có đủ cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng, đáp ứng đủ nhu thiết yếu cho người dân… Chưa kể, dự án đề cập đến tăng trưởng thị trường xây dựng, tuyển dụng nhân lực với 57.500 người sẽ biến Hà Nội thành "đại công trường" kéo dài ít nhất 12 năm và chắc chắn phát sinh nhiều vấn đề khác, chẳng hạn việc  phục vụ nhu cầu sống, làm việc của hàng chục ngàn con người. Giải tỏa 39.100 hộ dân đang sinh sống ngoài sông Hồng đi nơi khác đã khó, lại đưa người từ nơi khác đến lập nghiệp sinh sống, e việc di dời lại càng khó hơn. Vì vậy, việc đề xuất di dời khối lượng lớn hộ dân như vậy xem ra khó khả thi.

 

Nên tập trung bảo tồn

 

Theo GS. TSKH. KTS Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, vấn đề được xã hội quan tâm nhất là quy hoạch phát triển các khu đô thị ven sông. Xây dựng ven sông bảo đảm an toàn về mặt chống lũ là ý đồ tốt. Tuy nhiên, việc điều chỉnh, cải tạo, xây dựng mới, chuyển đổi cư dân trong giải pháp mặt bằng để tạo lập các khu đô thị mới hiện đại, bảo đảm chất lượng cư trú cao, hài hòa với thiên nhiên, có đầy đủ mọi trung tâm dịch vụ văn hóa, xã hội và kinh tế là ước mơ của mọi người, nhưng có hiện thực và hiện thực đến đâu là một bài toán rất khó. Xét ở góc độ kiến trúc, đề xuất của tư vấn chưa hoàn toàn thuyết phục. Đơn cử như dãy nhà ở cao tầng dọc tuyến đê Tứ Liên làm mất sự gắn kết giữa sông Hồng và Hồ Tây. "Tôi chưa coi đây là quy hoạch chi tiết xây dựng, nên không bàn nhiều. Vấn đề chính là nội dung mục tiêu, cách ở các khu dân cư, cần làm rõ hơn thì hiệu quả mới cao, động lực mới có sức mạnh và thu hút lòng dân" - GS Bá nói.

 

Trong dự án vẽ dãy nhà hình hộp xây ngoài bờ sông như những cột hàng rào bê tông cao, to ngất ngưởng, vướng "tầm nhìn sông" theo phong cách Việt Nam, phải chăng là sự áp đặt quy hoạch kiến trúc sông Hàn vào sông Hồng. Theo TS Nguyễn Hoàn, mùa lũ dòng sông hung dữ nước đỏ ngầu như dải lụa hồng khổng lồ từ Bắc xuống Nam, trôi ra biển. Vào mùa khô, dòng nước đỏ hiền hòa chảy, tô thắm thêm những thảm cây, cỏ, hoa lá xanh tươi bát ngát trên những bãi bồi. Đây phải chăng là một khung cảnh mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, khó nơi nào có được. Thật tiếc cho dự án "quy hoạch cơ bản hai bên sông Hồng" đã không chứng minh được tính triết lý của quy hoạch và tầm nhìn của sông Hồng, của Hà Nội trong một kho tàng lịch sử - văn hóa Việt Nam với hơn 4.000 năm.

 

( Theo báo điện tử Hà Nội mới)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thúc đẩy đầu tư trong khủng hoảng
  • Kinh tế-Đầu tư: Khó hay dễ?
  • Kinh tế-Đầu tư: Vốn chờ doanh nghiệp mạnh
  • Góc nhìn Đầu Tư: Để tập đoàn nhà nước thực sự là nòng cốt
  • Chuyên đề: Hai năm nhìn lại
  • Mô hình "3 nhà + 1" trong các xúc tiến đầu tư
  • Tài chính ngân hàng: Gửi tiết kiệm vẫn là thượng sách
  • Cơ chế phân cấp toàn diện trong quản lý đầu tư: Thiếu điều kiện cần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!