Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thúc đẩy đầu tư trong khủng hoảng

Kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp trong tháng 1-2009 quả thật làm cho nhiều người lo ngại. Cho đến nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ nhằm chặn đà giảm phát, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn lo ngại tăng tốc đầu tư và sản xuất thì hàng hóa bán cho ai. Câu chuyện đầu tư trong khủng hoảng đang là một bài toán.

Tăng đầu tư để tiêu thụ hàng hóa


Trên địa bàn TPHCM, nhiều doanh nghiệp sau khi khởi động, từ năm ngoái đến nay dự án vẫn nằm im. Hai dự án lớn ở Khu đô thị Thủ Thiêm dường như giậm chân tại chỗ, mặc dù quy định sau khi nhận bàn giao đất phải đóng tiền thuế đất cho TP, nhưng có dự án vẫn chưa đóng. Đã vậy, có dự án bắt đầu kèo nhèo, phát sinh nhiều thứ yêu sách để chậm triển khai khiến TP phải thành lập tổ tháo gỡ. Với những nỗ lực hiện có, TPHCM đã thành lập tổ tháo gỡ khó khăn vướng mắc mà nhà đầu tư đang viện ra. TPHCM muốn thúc đẩy nhanh việc triển khai các dự án này với mục đích vừa tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng trong quá trình triển khai xây dựng sẽ tiêu thụ sắt thép, xi măng, đồ trang trí nội thất… góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp khác trong nước. Hơn nữa, việc nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động sẽ giúp tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
 

Doanh nghiệp cần đổi mới thiết bị hiện đại nhằm giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, giảm giá thành tăng năng lực cạnh tranh. Ảnh: P.N.

Theo ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, để triển khai các giải pháp kích cầu trong đầu tư, TP đã công bố kế hoạch định hướng sử dụng nguồn vốn toàn xã hội vào đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đổi mới thiết bị và công nghệ phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 

Do vậy, theo đó là hàng loạt giải pháp phải thực hiện để thu hút đầu tư và giải ngân các nguồn vốn FDI và ODA; đấu giá quyền sử dụng đất, nhà xưởng mặt bằng, mở rộng các hình thức đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT…


Thời gian tới TP sẽ công bố các chương trình và một số dự án đầu tư cụ thể để định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, làm cơ sở kích cầu đầu tư và tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển.


Năm nay, một hình thức sẽ được TP khuyến khích và các nhà đầu tư cần quan tâm, đó là sẽ thực hiện xã hội hóa trong hoạt động đầu tư theo hướng phát triển mạnh hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp trong xây dựng; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình mang tính dịch vụ; tư nhân có thể tham gia xây dựng trụ sở, trường học, bệnh viện để cho nhà nước thuê hoặc kinh doanh…


Ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương cho biết, một trong ba giải pháp của bộ này đưa ra nhằm chặn đà suy giảm sản xuất chính là đầu tư. Hai biện pháp kia là thực hiện kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu. Để kích cầu tiêu dùng, Bộ Công thương đang yêu cầu triển khai các biện pháp để tập trung phát triển thị trường nội địa, tiêu thụ mạnh hàng công nghiệp nhẹ và thực phẩm chế biến, sản phẩm cơ khí là công cụ sản xuất nông nghiệp... Quá trình này bao gồm phát triển hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại theo quy hoạch, quảng bá hàng sản xuất trong nước, tiết giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại; thực hiện các chính sách hỗ trợ để đưa sản phẩm cơ khí vào thực hiện cơ giới hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm, nhằm tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.


Đối với xuất khẩu, ông Khu cho biết sẽ có nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó có những biện pháp vì lợi ích kinh tế quốc gia, theo xu hướng nhiều nước hiện nay đang thực hiện để cứu sản xuất trong nước. Dự án này đang đệ trình Chính phủ, theo đó, sẽ thực hiện một số hỗ trợ các doanh nghiệp, cụ thể là các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường mới hoặc sản phẩm mới, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và hỗ trợ cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu khi doanh nghiệp ký được hợp đồng. Đồng thời, chính sách điều chỉnh tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu mà vẫn phòng tránh được nguy cơ lạm phát cũng được đề ra.

Cơ hội đầu tư đổi mới thiết bị 


Như đã nói trên, khi thúc đẩy đầu tư phát triển mạnh sẽ giúp tiêu thụ nhiều loại hàng hóa sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một yếu tố mà như ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP nhận định, cuộc khủng hoảng hiện nay chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tái đầu tư thực hiện đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại hơn.


Qua khảo sát, thiết bị có công nghệ và trình độ tiên tiến trên địa bàn TP còn quá thấp, chỉ trên 10%. Các doanh nghiệp hiện đang sử dụng các loại thiết bị cũ kỹ làm tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên liệu, năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường… chiếm đa số khiến cho sản phẩm hàng hóa trong nước có giá thành cao, mẫu mã không đa dạng, khó lòng cạnh tranh được với hàng hóa trong khu vực, nhất là đối với hàng trong nước. Người dân có thể ủng hộ tiêu dùng hàng trong nước, nhưng chất lượng và quy cách không chuẩn như hiện nay là điều làm người tiêu dùng không hài lòng.


Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài bị phá sản hiện nay cần thanh lý máy móc thiết bị có trình độ công nghệ cao, giá rẻ, sẽ là một cơ hội tốt nếu các doanh nghiệp biết cách mua các nhà máy này. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng cơ hội, tới đây, Bộ Công thương sẽ tổ chức một số đoàn khảo sát những nước có trình độ công nghệ cao mà đang cần bán máy như Nhật, Hàn Quốc, châu Âu… Ông Khu cũng nhấn mạnh, để giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng thực hiện việc mua các nhà máy nói trên, Bộ Công thương đã đệ trình một số cơ chế chính sách đặc biệt và cơ chế vay vốn, duyệt và thẩm định đề án đầu tư…

(Theo báo Sài Gòn online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Dự án lớn - trở ngại không nhỏ
  • Kinh tế-Đầu tư: Khó hay dễ?
  • Kinh tế-Đầu tư: Vốn chờ doanh nghiệp mạnh
  • Góc nhìn Đầu Tư: Để tập đoàn nhà nước thực sự là nòng cốt
  • Chuyên đề: Hai năm nhìn lại
  • Mô hình "3 nhà + 1" trong các xúc tiến đầu tư
  • Tài chính ngân hàng: Gửi tiết kiệm vẫn là thượng sách
  • Cơ chế phân cấp toàn diện trong quản lý đầu tư: Thiếu điều kiện cần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!