Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sử dụng đòn bẩy tài chính: khó phạt

Đòn bẩy tài chính đang kéo nhiều nhà đầu tư đến với chứng khoán. Ảnh: Lê Toàn

Ủy ban Chứng khoán đã có chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện đòn bẩy tài chính tại các công ty chứng khoán để tránh những rủi ro lớn cho thị trường. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia chứng khoán thì khó mà phát hiện được sai phạm vì các công ty sẽ tìm cách lách luật.

Đòn bẩy được sử dụng nhiều

Cho đến nay, việc công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay vốn qua các hình thức đòn bẩy tài chính tuy không có con số cụ thể nhưng vẫn đang diễn ra. Hình thức phổ biến hiện nay là ứng trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư và cho vay cầm cố. Đó là cách để công ty chứng khoán kéo nhà đầu tư đến với sàn giao dịch của mình và cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá trị giao dịch thị trường liên tục đi lên trong thời gian qua, và lập kỉ lục vào hôm nay, 15-10 với trên 8.000 tỉ đồng.

Giám đốc nhiều công ty chứng khoán cũng khẳng định dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng thông qua công ty đang tăng lên, điển hình như các công ty Âu Việt, Rồng Việt, SSI... do thị trường đang chuyển biến theo hướng tích cực hơn.

Một nhà đầu tư tên Hưng trên sàn chứng khoán Sacombank cho biết hiện nay nhiều nhà đầu tư ở đây đang vay cầm cố, nhưng tỷ lệ vốn vay chỉ bằng 20% trong tổng số vốn mà nhà đầu tư có. Tuy vậy, theo ông hiện nay nhiều công ty chứng khoán khá “rộng rãi” trong việc cho vay. Ông ví dụ, trước kia thì ngân hàng chỉ cho vay bằng 30% thị giá của cổ phiếu cầm cố thì hiện nay là khoảng bằng hoặc hơn 70%, tùy theo cổ phiếu…

Ngoài các hình thức này thì nhiều công ty chứng khoán cũng đang áp dụng cho khách hàng lớn vay tiền theo hình thức nếu nhà đầu tư có số chứng khoán trị giá 2 tỉ đồng thì công ty chứng khoán sẽ cho vay thêm một số tiền tương đương để đầu tư. Sau một khoản thời gian thỏa thuận với công ty chứng khoán, nhà đầu tư phải bán chứng khoán và trả lại tiền vay, nếu lời thì nhà đầu tư được hưởng, nếu chứng khoán giảm thì nhà đầu tư phải bù thêm tiền để trả vốn và lãi cho công ty chứng khoán. Cũng là hình thức này nhưng nhiều công ty lại cho vay đến gấp 3 lần vốn tự có của nhà đầu tư.

Nhưng không dễ phát hiện vi phạm

Với quy định công ty chứng khoán không được cho nhà đầu tư vay tiền, một số công ty hiện nay đã sử dụng nhiều biện pháp để tiền có thể đến với nhà đầu tư mà không vi phạm luật.

Theo chuyên gia tài chính Lê Đạt Chí, hiện nay có rất nhiều phương thức cho vay. Chẳng hạn như công ty chứng khoán sẽ thỏa thuận gửi tiền vào 1 ngân hàng, sau đó ngân hàng cho khách hàng của công ty vay lại. Việc này giúp công ty chứng khoán vừa nhận được lãi từ ngân hàng lại vừa lôi kéo được nhà đầu tư nhờ áp dụng các đòn bẩy tài chính.Cách thức này xem ra là hợp lẽ và không có sai phạm thì việc phạt các công ty chứng khoán là khó làm được.

Bên cạnh đó, cũng có một vài công ty chứng khoán thực hiện phương thức cho công ty khác vay tiền, rồi công ty đó cho nhà đầu tư vay lại. Đây cũng là một kiểu lách luật. Hay một cách thức khác nữa là công ty chứng khoán cho những người lãnh đạo vay tiền, các vị này lập ra công ty và lại cho nhà đầu tư vay. Chủ yếu các hoạt động này được thực hiện với với các khách hàng lớn, có tài khoản hàng chục tỉ đồng.

Có nên siết chặt?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã vừa tìm lại được mốc 600 điểm vào hôm 14-10 sau 19 tháng rơi khỏi mốc này. Cùng theo sự đi lên của thị trường là mặt bằng chung của khối lượng và giá trị giao dịch không ngừng tăng lên, mức 70 triệu đơn vị được giao dịch mỗi phiên đã trở nên khá phổ biến. Trước sự phát triển này của thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng nên mở và quản lý tốt việc thực hiện đòn bẩy tài chính hơn là cấm như từ trước đến nay.

Ông Lê Đạt Chí cho rằng, Ủy ban Chứng khoán nên có các hình thức xử lý nếu phát hiện các sai phạm ở công ty chứng khoán như hình thức cho vay 100% vốn đầu tư như ví dụ ở trên, hay bán khống… vì nguy cơ giải chấp là rất cao.

Còn việc triển khai các đòn bẩy lúc này chưa hẳn sẽ có những rủi ro cho thị trường khi tình hình kinh tế không còn đáng quan ngại như dự báo đầu năm. Lợi nhuận 9 tháng của các công ty niêm yết dự đoán sẽ khả quan khi nhiều công ty hiện đã công bố hòan thành kế hoạch lợi nhuận năm, tình hình chứng khoán thế giới cũng khởi sắc. Bên cạnh đó, nhà đầu tư hiện nay đã cẩn thận hơn khi sử dụng các công cụ nợ do đã “nếm mùi” nặng nề trong năm 2007 và 2008.

Giám đốc một công ty chứng khoán cho rằng nhu cầu được sử dụng nhiều công cụ đầu tư hiện nay rất lớn, nhất là đối với các nhà đầu tư năng động, họ mong muốn được cầm cố, ký quỹ… để đảm bảo dòng vốn có thể quay vòng nhanh, đem lại cơ hội thu lợi nhuận cao. Để thị trường phát triển, cần tiến tới cho phép thực hiện các nghiệp vụ mới như giao dịch quyền chọn, cho vay cầm cố, mua bán kỳ hạn…

 

 

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư tài chính đổ về các nền kinh tế đang nổi
  • Xây dựng dịch vụ tài chính điện tử: “Ngòi nổ” là công nghệ thông tin
  • “Lật đổ” USD, chuyện không dễ?
  • Chưa yên tâm với đầu tư nhà nước
  • Thị trường mua bán nợ, bao giờ?
  • Giảm rủi ro cho ngân hàng : Cần giải pháp tổng thể
  • Lợi nhuận ngân hàng tìm sự “đồng cảm”
  • Ngân hàng Credit Suisse: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,5% vào 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!