Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng làm khó nhà đầu tư!

Nếu Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được thông qua, thì một loạt công trình xây dựng vốn đang thuộc diện không cần phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công, sẽ bị loại.

Cụ thể, theo Dự thảo Nghị định, công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không còn trong danh mục các công trình được loại trừ yêu cầu về giấy phép xây dựng. Thay vào đó, các công trình này phải thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thì mới được khởi công không cần giấy phép xây dựng.

Như vậy, những thủ tục được cho là cởi mở đối với một số công trình xây dựng đã được kiểm soát bằng những tiêu chí, quy định khác đang bị cơ quan soạn thảo Dự thảo Nghị định (Bộ Xây dựng) đề nghị thu hẹp. Phải nói rõ hơn rằng, đề nghị thu hẹp tại Dự thảo Nghị định trên không chỉ dừng ở phạm vi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, mà còn lấn sang phạm vi của Luật Xây dựng. 

Theo điều 62, Luật Xây dựng, công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đều thuộc nhóm công trình không phải xin giấy phép xây dựng. Rõ ràng, với đề xuất trên, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã phủ định quy định của Luật Xây dựng, một điều tối kỵ trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tranh luận về vấn đề này, một quan chức trong ngành xây dựng cho rằng, khi xây dựng Luật Xây dựng, quan điểm của Bộ Xây dựng, với tư cách là Ban soạn thảo, cũng chỉ đề xuất một đối tượng như trong Dự thảo Nghị định lần này, song do cách trình bày tại mục b, điểm 1 Luật Xây dựng nên đã tồn tại những cách hiểu không thống nhất về trường hợp được loại trừ này (thành hai nhóm đối tượng). Và theo vị quan chức này, đề xuất trong Dự thảo là một cách làm rõ, thống nhất cách hiểu.

Ở đây, rõ ràng, đang có những quy định làm khó cho nhà đầu tư. Nếu như với cách giải thích này và cách hiểu theo quy định tại văn bản của Luật Xây dựng, nhà đầu tư rất dễ bị rơi vào tình huống vi phạm Luật. Có lẽ, đây cũng là một trong những lý do mà cơ chế hậu kiểm theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các lụât liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản đang nhận được sự lo ngại rất lớn từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng. 

Ngay tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 12/2009/NĐ-CP cũng có nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý, cụ thể là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. “Điều này có thể gây nhiều rủi ro hơn cho nhà đầu tư, do các cơ quan chức năng không tham gia tư vấn cho nhà đầu tư ngay từ đầu của quá trình xây dựng dự án”, vị này lo ngại cho nhà đầu tư khi cơ chế mới cho phép nhà đầu tư tự thực hiện toàn bộ quá trình này. 

Quan chức trên cũng nhận định rằng, nhiều khả năng chủ đầu tư phải chỉnh sửa hồ sơ, vì không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. “Cách làm việc này sẽ khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với quy trình hiện tại”, vị quan chức nói. Quy trình hiện nay, theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngay từ khi lập dự án khả thi, chủ đầu tư phải xin ý kiến tư vấn của các cơ quan chức năng ngành xây dựng về quy hoạch, kiến trúc, mật độ xây dựng, thiết kế kỹ thuật... xem có phù hợp với quy định của pháp luật không. Với cách làm này, khi hồ sơ dự án được cho là sẽ hoàn thiện chuẩn theo quy định pháp luật trong tất cả các khâu và như vậy việc cấp giấy phép xây dựng sẽ rất dễ dàng.

Đặt ngược lại vấn đề rằng, theo quy định của pháp luật, toàn bộ các nội dung về quy hoạch kiến trúc, mật độ xây dựng... đều phải được các cơ quan chức năng công bố công khai. Nếu quy định này được tuân thủ một cách nghiêm túc và chặt chẽ, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự hoàn thiện dự án của mình mà không lo bị sai sót. 

Cũng như vậy, nếu như cách hiểu tại văn bản của Luật Xây dựng không trùng với cách hiểu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, như trường hợp của công trình xây dựng được loại trừ giấy phép xây dựng, không được giải quyết tận gốc, có nghĩa là sửa ngay trong văn bản Luật, thì việc “làm rõ” trong văn bản tầm nghị định không những vi phạm quy định của pháp luật, mà còn tiếp tục đẩy các chủ đầu tư vào thế rối rắm hơn trong thực thi pháp luật. Có lẽ, vấn đề không đơn giản chỉ nằm ở năng lực tự hiện hiện của chủ đầu tư như lo ngại của cơ quan quản lý nhà nước trong ngành xây dựng.

 

(Theo Khánh Nhật // Báo đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng chậm lại
  • Vì sao vốn hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn tăng chậm?
  • Ngân hàng Nhà nước công bố Bộ thủ tục hành chính
  • Kiểm soát chặt tăng trưởng dư nợ tín dụng
  • Siết chặt kiểm soát rủi ro tín dụng
  • Tăng lãi suất, nhưng vẫn khó thu hút nguồn tiền
  • Gia tăng áp lực lợi nhuận
  • Giảm mức đóng góp của người dân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!