Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Phải giảm lãi suất, ổn định tỷ giá

Lãnh đạo nhiều tỉnh cho rằng, nhiều ngân hàng đang đẩy lãi suất lên quá cao - Ảnh: Hồng Vĩnh

Hôm qua, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các tổng Cty, tập đoàn kinh tế nhà nước  về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2010, đặc biệt là yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô.      

Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng để giữ giá

“Vai trò hiệp hội ở đâu?” là câu hỏi Phó Thủ tướng đặt ra với các hiệp hội, ngành hàng, tổng công ty nhà nước. Phó Thủ tướng cũng cho rằng các hiệp hội như Thép, Lương thực, Vận tải… đều chưa làm tốt vai trò của mình để bình ổn giá cả, đặc biệt là trong khâu phân phối. 

Ngoài ra, hệ thống phân phối không chỉ yếu kém ở một ngành hàng mà còn không đồng đều ở các địa phương khác nhau.

Lấy Hà Nội làm dẫn chứng, Phó Thủ tướng  cho rằng sở dĩ nguyên nhân chỉ số giá ở Hà Nội tháng 2 vừa qua cao bất thường (2,63%) là vì hệ thống kinh doanh thương mại yếu kém.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo giãi bày, Thành phố đã rà soát, kiểm tra lại các khâu để tìm ra nguyên nhân tăng giá đột biến của tháng 2 vừa qua.

Mặc dù đã bỏ ra 250 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp giữ giá ổn định cho người dân nhưng số lượng cửa hàng được hưởng lợi từ chủ trương này chưa đủ và chưa đến được nhiều vùng.

Do vậy, Hà Nội sẽ tăng quỹ bình ổn giá lên 500 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay với lãi suất bằng không.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh cho biết, các doanh nghiệp đang rất khó tiếp cận tín dụng. Tăng trưởng tín dụng của cả tỉnh Thanh Hóa trong quý I/2010 chưa đạt 1%. Việc cho phép ngân hàng cho vay theo lãi suất thỏa thuận khiến các ngân hàng có xu hướng đẩy lãi suất tăng cao.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương đồng lo lắng: Với tình hình lãi suất hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phải ngừng sản xuất. “Chính phủ và các bộ cần tăng cường các biện pháp điều hành tiền tệ, nếu không sẽ rất khó cho doanh nghiệp và nền kinh tế” - Ông Khương kiến nghị.

Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Đức Đam cho rằng hiện tại nguồn dự trữ trong dân còn rất lớn, do đó Chính phủ cần tìm các giải pháp để huy động được nguồn vốn quan trọng này.

Ông Đam ủng hộ cơ chế điều hành lãi suất thị trường, nhưng cùng với đó phải tăng cường công tác giám sát.

Tỷ giá phải ổn định đến hết năm

Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng Võ Duy Khương cho rằng nên nghiên cứu lại lãi suất cho vay hiện nay. Thực tế, với nguồn vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp đã phải vay với lãi suất 18 - 19%, thậm chí có trường hợp hơn 20%.

Giải tỏa lo lắng của các địa phương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam Phạm Huy Hùng cho biết, các ngân hàng thương mại đã họp và thống nhất cố gắng giữ lãi suất huy động là 12%, cho vay là 14%, đồng thời tạo áp lực cạnh tranh để các ngân hàng cổ phần giảm lãi suất.

“Chúng tôi sẽ cố gắng cho vay thấp hơn ngân hàng cổ phần ở mức 1%” - Ông Hùng cam kết.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, giá đồng vốn theo mặt bằng hiện tại phải hạ, đồng nghĩa lãi suất phải được giảm xuống. Các ngân hàng quốc doanh, thương mại phải chỉ đạo điều tiết theo hướng giảm lãi suất đến mức thị trường chấp nhận được.

Phó Thủ tướng cho rằng, phải điều hành nội, ngoại tệ một cách linh hoạt để đảm bảo hai đồng tiền này không lệch nhau cả về lãi suất, dự trữ…. Tỷ giá đồng tiền từ nay đến cuối năm cố gắng đảm bảo ổn định, nếu không có biến động gì đặc biệt thì không điều chỉnh tỷ giá. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất của ngân hàng để cung ứng lượng tiền cần thiết với mặt bằng lãi suất thấp hơn cho sản xuất, kinh doanh.

(Theo Hà Nhân // Tienphong Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Nỗi lo nợ quá hạn
  • Đề xuất lập “SCIC” của Hà Nội
  • Muốn tăng trưởng 6,5% phải chấp nhận lạm phát 9-10%
  • Chỉ số giá tiêu dùng 2010 khó thấp hơn 7%
  • Huy động vốn quý I tăng 1,45%
  • Năm hạn chế trong tăng trưởng
  • TP Hồ Chí Minh: Quý I GDP tăng 11%
  • KPMG: Cần tăng vốn cho cơ sở hạ tầng bên cạnh gói kích cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!