Sứa là loài động vật phù du, thân trong suốt, trông như cái ô, có nhiều “chân” mềm mại để bơi, sống từng đàn thành những thảm sứa dập dềnh trên mặt biển.
Ở quanh những góc phố của Hội An tồn tại một thế giới ẩm thực đặc trưng, biểu hiện một tính cách văn hóa của phố cổ. Ăn uống bên hè phố là một cách ăn dân dã không cầu kỳ, kiểu cách... Ở đó người ta ăn uống một cách thoải mái, tự nhiên theo kiểu ưa gì ăn nấy, thời khắc nào cũng có.
Nam Phổ là một ngôi làng cổ gần thành phố Huế (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế), được biết nhiều với hai món đặc sản: cau và bánh canh. Cau trầu bây giờ không còn người ăn nhưng bánh canh thì vẫn là món ăn bình dân được rất nhiều người ưa chuộng.
Lạp bò - còn gọi lạp xưởng bò, có thể nói là sản phẩm của người Kinh ở An Giang phát triển và nâng cao từ món ngon “tung lò mò”, đặc sản truyền thống nổi tiếng của đồng bào Chăm tỉnh nầy. Và đó là một thức ăn chơi đã khiến những ai đã nếm thử cũng mê cái hương vị hấp dẫn đặc biệt của nó.
Có lẽ phải hơn hai chục năm, hôm nào cũng vậy, cứ đến khoảng 11 giờ trưa thì tiếng rao lảnh lót: “Ai ăn sương sâm hô…n…” của bà Ba lại vang lên trong con hẻm nhà tôi. Thế rồi, bẵng đi một thời gian dài, tôi không còn nghe tiếng rao quen thuộc ấy nữa. Hỏi ra mới biết, vì cuộc sống gia đình khó khăn, bà phải bán nhà đi nơi khác.
Vào những ngày tháng Tư, nếu có dịp ra hòn Tre, thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang chúng ta sẽ được thưởng thức món ngon độc đáo từ nhộng ve đầu mùa. Nhộng ve chỉ xuất hiện từ đầu mùa mưa và kéo dài khoảng hơn một tháng. Ăn theo mùa, các món ăn bao giờ cũng ngon và nhiều chất bổ dưỡng như người xưa vẫn nói “mùa nào thức nấy”.
Tôi vẫn nhớ như in thời còn nhỏ ở một làng quê đồng bằng sông Cửu Long, nơi gắn chặt trong tâm khảm tôi nhiều kỷ niệm nhất. Trong vô vàn kỷ niệm dân dã ấy có một thứ đến giờ nhắc tới vẫn còn thèm. Đó là cơm cháy.
Lối ăn của người miền núi thường gần gũi các món nướng. Có dịp đi lên vùng cao phía tây tỉnh Thừa Thiên - Huế, du khách sẽ có dịp thưởng thức món diềm lợn rất lạ miệng. Khi nướng lên, diềm lợn sẽ có mùi vị thơm, béo, ngậy. Món diềm nướng thường xuất hiện trong bữa tiệc rượu hay cỗ bàn thết khách của người Vân Kiều.
Ẩm thực Bình Định có nhiều đặc sản như rượu Bàu Đá, nem Chợ Huyện, chim mía Phú Phong và những món ngon dân dã như bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo, mắm đam (cua đồng) ... món nào cũng có mùi vị đặc trưng của miền đất võ.
Quảng Nam là “một điểm đến hai di sản”: một Hội An còn được gọi là Hoài Phố, vừa sâu lắng vừa nhộn nhịp, đầy sức sống và khu tháp Mỹ Sơn trầm mặc với thời gian.
Khi có dịp về quê hoặc đi du lịch về vùng sông nước, bạn có thể tìm những món ăn dân dã, mang đậm dấu ấn quê nhà… Chang chang là loại hến nước ngọt thuộc loài nhuyễn thể ruột mềm, sống dưới lòng sông rạch nước chảy.
Xưa nay, cơm hến là món ăn bình dân, quen thuộc hàng ngày của người xứ Huế. Ngoài hai "nguyên liệu" chính là cơm nguội và những con hến nhỏ li ti xúc lên từ sông Hương, tô cơm hến còn có rất nhiều gia vị khác. Những năm gần đây, người Huế lại chế biến món hến với bún và mì.