Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần một môi trường cạnh tranh lành mạnh

Bên lề Hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế: Phân bổ nguồn lực tài chính và vai trò của kinh tế tư nhân” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (ĐHQGHN) đã có cuộc trao đổi về vai trò của DN tư nhân cũng như vai trò điều tiết của nhà nước.

Theo ý kiến cá nhân ông, vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà nước hay tư nhân trong DN có liên quan gì đến kết quả SXKD của mỗi DN?

TS. Nguyễn Đức Thành: Bản chất của sở hữu có liên quan đến năng lực của DN, từ khâu quản trị, giám sát và sử dụng đồng vốn như thế nào cho đến việc bổ nhiệm người quản lý hiệu quả của đồng vốn đó.

Đối với mô hình các DN tư nhân, người quản lý đồng thời là người sở hữu đồng vốn đó thì họ sẽ có động lực rất mạnh mẽ để tìm tòi hướng đi cho DN, đồng thời bảo toàn đồng vốn và tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho DN. Đối với những DN lớn hơn, cần có sự tách biệt giữa người quản lý và cổ đông, như vậy giữa DN tư nhân lớn và DN nhà nước gần như không có sự khác biệt trong mô hình quản lý.

Đối với DN nhà nước, bản thân người chủ sở hữu không hiện hữu như một cá thể nên mới có người đại diện cho những người đại diện sở hữu, điều này tạo ra bất cập lớn nhất về sở hữu trong các DN nhà nước mà trường hợp của Vinashin là điển hình.

Vậy cần có sự giám sát như thế nào để bảo đảm tính minh bạch và tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra?

TS. Nguyễn Đức Thành: Đây là một vấn đề lớn, để thay đổi cần phải có sự khoanh vùng và xác định giới hạn chung của họ, ngay cả sự ưu đãi cũng phải bớt đi trên cơ sở có điều kiện.

Về phía cơ quan chủ quản, bản thân họ cũng phải làm rõ, hiện nay có tranh luận chủ quản sẽ là ai: Chính phủ, Bộ, hay thành lập một đơn vị hoàn toàn mới mà nhiệm vụ là chỉ tập trung quản lý tài sản nhà nước ở trong DN. Cái này cần có sự tách biệt rạch ròi giữa tài sản kinh doanh và tài sản công.

Tuy nhiên, mô hình này nếu có cũng chỉ mang tính chất tạm thời bởi nó chuyên môn hóa sâu hơn đối với quản lý về tài sản kinh doanh của nhà nước. Nó cũng sẽ vấp phải một sự kháng cự lớn của các Bộ bởi quyền lợi của các Bộ sẽ mất đi khi tách DN khỏi các Bộ, vậy nên điều này cũng khó có thể thực hiện được.

Vấn đề cốt lõi là bản thân DN khu vực nhà nước phải được cải cách thông qua việc cổ phần hóa, đa dạng hóa thành phần sở hữu ở những lĩnh vực DN nhà nước không thực sự có nhiều lợi thế hơn so với tư nhân.

Nếu như vậy thì nhà nước sẽ phải có những biện pháp điều tiết thị trường như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Đức Thành: Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, DN nhà nước sẽ không tham gia toàn bộ chuỗi giá trị mà vẫn tạo ra một dư chấn để cho DN tư nhân tham gia. Các DN tư nhân hoàn toàn có thể lớn mạnh, thậm chí lấn át khu vực kinh tế nhà nước là chuyện rất bình thường bởi mục tiêu không phải là vai trò của nhà nước luôn luôn sở hữu và đứng đầu ngành đó.

Nếu khu vực tư nhân lớn mạnh lên bởi chính sự hiện diện của DN nhà nước đó thì tôi nghĩ nhà nước nên rút lui để đóng vai trò lớn hơn về mặt xã hội thông qua nguồn thu từ thuế cũng như từ sự lớn mạnh của khu vực tư nhân.

Trong trường hợp dẫn đến độc quyền của DN tư nhân thì nhà nước có thể can thiệp nhưng không nhất thiết phải can thiệp bằng cách xây dựng một DN nhà nước mới để đối trọng với khu vực tư nhân. Khi đó nhà nước sẽ có những sự điều tiết về luật, chẳng hạn như không cho phép các DN trong cùng lĩnh vực liên kết với nhau để tạo ra sự độc quyền một lần nữa, đó là kỹ thuật để quản trị nền kinh tế thị trường phát triển với sự hiện diện mang tính chất chi phối của khu vực tư nhân...

Điều đáng mừng là Chính phủ đã đặt DN nhà nước ở môi trường cạnh tranh hơn thay vì độc quyền như trước đây, tạo sự lành mạnh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để hướng đi này thực sự hiệu quả, cần phải đặt DN nhà nước ở một môi trường cạnh tranh không chỉ thuần túy là môi trường sản phẩm của họ mà tạo ra môi trường nguồn lực để họ tiếp cận cũng phải ở trạng thái cạnh tranh, trong đó nguồn lực lớn nhất là vốn, đất đai và các cơ hội về mặt chính sách.

Thực tế cho thấy những DN mang tính đầu cơ thường “phất” rất nhanh, trong khi những DN phát triển bằng sự sáng tạo thường bị thua thiệt. Ông nghĩ sao về điều này?


TS. Nguyễn Đức Thành: Đây là đặc thù tương đối rõ ở các nước có thể chế thị trường yếu, lợi nhuận trong khu vực tài sản lấn át lợi nhuận trong khu vực công nghiệp và đây là một thế nan giải cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bởi trí tuệ và các nguồn lực khác sẽ dần dịch chuyển về nơi có lợi nhuận cao, trong khi khu vực sản xuất, nơi đem đến sự tăng trưởng thực sự bền vững lại bị lãng quên.

Để giải quyết vấn đề trên cần phải thị trường hóa mạnh hơn nữa tất cả các mối quan hệ kinh tế, chừng nào tính thị trường chỉ tập trung vào số ít các DN thì các mối quan hệ cá nhân trong nền kinh tế nảy sinh ngày càng nhiều và thị trường ngày càng bị lệch lạc do những đặc quyền đặc lợi.

Nếu không giải quyết vấn đề này, tất sẽ dẫn đến sự phân tán nguồn lực do các nguồn lực quan trọng nhất của xã hội bị lái vào khu vực đầu cơ phi sản xuất, thay vì vào khu vực sản xuất mà ở đó có sự sáng tạo đổi mới về công nghệ và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

(infoTV)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Giá than bán cho điện: Mới bằng 60% giá thành
  • Tính cách CMC
  • “Các ngân hàng cần huy động hơn 50 nghìn tỷ đồng trong năm nay”
  • Đại hội Đảng bộ lần thứ II UDIC : Sứ mệnh và tầm nhìn
  • "Bẫy" đấu thầu giá rẻ
  • Phí thương quyền được xác định trên nguyên tắc bình đẳng
  • “Gã đào đất mướn” làm công trình độc nhất Việt Nam
  • Thị trường địa ốc nhiều biến động: vẫn là câu chuyện thiếu cung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao