Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa bằng chất lượng

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên chia sẻ những kinh nghiệm để doanh nghiệp quay về thị trường nội địa.
 
Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang nỗ lực quay trở về thị trường nội địa, tuy nhiên, có vẻ như sự trở về này chưa thực sự thành công như mong đợi. Theo ông, vấn đề nằm ở đâu, ở bản thân DN, hay ở chính những người tiêu dùng Việt Nam

Tôi muốn khẳng định rằng, ở đây không thể gọi là sự quay về, bởi vì các DN Việt Nam chưa từng làm tốt ở thị trường nội địa, chưa có cái nhìn đúng đắn về thị trường này. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua cùng với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã tạo cơ hội cho các DN nhìn nhận đây là thị trường tiềm năng cần khai thác và bắt tay đầu tư mạnh mẽ.

Theo tôi, một khi muốn đầu tư phát triển thị trường nội địa, các DN cần xác định rõ rào cản lớn nhất chính là ý thức tiêu dùng. Nghĩa là, việc xóa bỏ tâm lý hàng nội luôn kém chất lượng, nâng cao niềm tự hào dân tộc và ý thức về vai trò quan trọng của người tiêu dùng trong việc góp phần vào sự phát triển tự chủ nền kinh tế đất nước qua hành động chọn mua hàng Việt... là chiến lược hàng đầu để giành thị phần trong tâm trí khách hàng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn đa quốc gia.

Tôi tin rằng, bất kỳ người Việt nào cũng luôn dành tình cảm yêu mến cho đất nước. Thế nhưng, chúng ta sẽ không thể thuyết phục được người Việt yêu hàng Việt, bỏ đồng tiền lao động của họ ra mua những hàng hóa không đảm bảo chất lượng hoặc phải chuốc thêm những phiền toái. Vì thế, cách duy nhất mà DN Việt Nam có thể thuyết phục đồng bào mình sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ..., là phải cam kết có chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

Nhưng kể cả khi có chất lượng, có dịch vụ tốt, thì có một vấn đề, đó là các DN Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những DN ngoại, vốn đã rất nhanh chân chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đó là một cuộc chiến giữa những người tý hon và những người khổng lồ, nên không hề đơn giản. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm “chiến đấu” của G7 - một thương hiệu từng một thời được coi là biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Trong cuộc thử mù vào ngày tung ra sản phẩm, có 89% người tiêu dùng chọn G7 so với 11% chọn Nescafe. Điều đó đã minh chứng chất lượng sản phẩm Việt không hề thua kém. Sự ra đời của G7 gắn liền với khát vọng khẳng định thương hiệu nông sản Việt, nâng cao giá trị và niềm tự hào về thương hiệu Việt. Vì vậy, sản phẩm đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dùng, đặc biệt tại thị trường miền Bắc có truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc cao. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các ban, ngành, cơ quan nhà nước về chính sách và sự hợp tác của cơ quan truyền thông về mặt tuyên truyền, giáo dục… thực sự đóng vai trò quan trọng cùng nỗ lực của chúng tôi để giành thắng lợi trong cuộc chinh phục thị trường nội địa.

Liên quan tới câu chuyện quay về sân nhà, thậm chí trong việc vươn chân ra biển lớn cũng vậy, có một điểm ít được DN Việt Nam quan tâm là xây dựng một thương hiệu riêng khác, hoặc là sự hợp lực để xây dựng một thương hiệu quốc gia, để nâng cao sức cạnh tranh?

Nhắc đến Samsung, LG, Daewoo, người ta nhớ đến Hàn Quốc; nhắc Toyota, Sony là nghĩ ngay đến Nhật Bản… Vậy thực tế các thương hiệu này đã trở thành hình ảnh đại diện cho một quốc gia, dân tộc. Điều đó minh chứng, các thương hiệu riêng có quan hệ biện chứng với thương hiệu quốc gia, sẽ hợp nhất làm một khi được đầu tư phát triển mạnh mẽ và đúng đắn. Chính vì vậy, Nhà nước cần chọn lọc danh sách những DN xứng đáng có tầm nhìn, có tinh thần quốc gia, dân tộc, từ đó có những chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý, để những DN này phát triển mạnh mẽ ra thế giới, trở thành hình ảnh đại diện của quốc gia. Bên cạnh đó, mỗi DN cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển tự chủ, mạnh mẽ về kinh tế của cộng đồng, quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để không ngừng đầu tư tương xứng nhằm phát triển hài hòa, bền vững.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chiến lược toàn cầu hoá của FPT IS bắt đầu từ Singapore
  • Làm gì để vượt rào ?
  • “Lọt mắt” quỹ đầu tư – không khó!
  • Nội địa hoá ngành cơ khí chế tạo : Lại chuyện cơ chế
  • Chuyển đổi mô hình DNNN : Không chỉ là thay “áo mới”
  • CEO Vinashin: "Chúng tôi chảy máu rất mạnh trong hai năm vừa rồi"
  • Tỉ phú Adelson muốn đầu tư sòng bài tại Việt Nam
  • Tôi cũng muốn xóa độc quyền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao