Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chung quanh vụ bắt sống Baradar: Người thật, bắt giả?

Đằng sau chuyện Baradar - nhân vật số 2 của Taliban - bị bắt giữ trong hoàn cảnh bí ẩn, có nhiều nghi vấn. Y bị bắt thật hay là một màn kịch phục vụ kế hoạch thương thuyết mà Mỹ tin rằng là chìa khóa giải quyết cuộc chiến hiện nay ở Afghanistan? Baradar có thật sự bị bắt hay không?

Đến giờ này, chính thức mà nói, cả Islamabad lẫn Washington đều chưa tiết lộ Mullah (giáo sĩ) Abdul Ghani Baradar bị bắt ở đâu, ngày nào. Trái với thông lệ, Pakistan không trình làng Baradar trước báo giới như họ từng làm đối với những nhân vật Taliban cộm cán bị bắt trước đây. Trong bối cảnh đầy bí ẩn đó, nhiều người trong giới quan sát quốc tế và chuyên gia về Pakistan đặt nhiều câu hỏi về bản chất vụ việc.

Một tổ chiến binh Thánh chiến Taliban ở Afghanistan. Baradar là tư lệnh chiến trường Afghanistan. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Vai trò tiềm năng của Baradar

Josh Wingrove, cây bút chính trị của tờ Globe and Mail (Canada), thắc mắc nhất về việc Pakistan bắt được thêm nhiều thủ lĩnh Taliban có tầm cỡ sau khi Baradar bị thẩm vấn. Đó là trường hợp của Mullah Abdul Salam, “tỉnh trưởng” tỉnh Kunduz và Mullah Muhammed, “tỉnh trưởng” tỉnh Baghlan, thành viên của “nội các ma” Taliban ở Afghanistan. Cả hai bị bắt ngày 18-2.

Wingrove thắc mắc: Baradar bị bắt vì y là mối đe dọa thực sự trên chiến trường hay vì vai trò tiềm năng của y trong những cuộc thương thuyết giữa Taliban và chính quyền Afghanistan? Bản chất cuộc thẩm vấn Baradar đang diễn ra là gì? Liệu việc bắt giữ 3 nhân vật cộm cán nói trên có nhằm thúc đẩy những cuộc thương thuyết vì theo tình báo phương Tây, cả ba thiên về giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột ở Afghanistan. Pakistan có dùng họ để đòi quyền lợi trong những cuộc thương thuyết đó?

Nhà báo Wingrove đặt những câu hỏi nói trên với Kamram Bokhari, chuyên gia Pakistan đang giữ chức vụ giám đốc khu vực Trung Đông và Nam Á của Stratfor (một tổ chức quốc tế tập hợp nhiều cựu quan chức tình báo và an ninh Mỹ) và Candace Rondeaux, một nhà phân tích cao cấp của ICG (tổ chức nghiên cứu những cuộc khủng hoảng quốc tế) nguyên trưởng văn phòng tờ The Washington Post ở Kabul (Afghanistan) và Islamabad (Pakistan).

Về vụ bắt giữ Baradar, nhân vật số 2 của Taliban và hai “tỉnh trưởng” Taliban, Kamram Bokhari nhận định rằng có một câu hỏi có lẽ sẽ không bao giờ có lời giải: Đó là bắt thật những phần tử bất hảo mà Mỹ quyết tâm bắt cho bằng được và chính quyền Pakistan cũng không ưa gì họ hay là bắt giả, tạo ra một vỏ bọc để giúp Taliban bí mật thương thuyết với Mỹ?

Dù trong trường hợp nào, chính quyền Pakistan cũng đều nhắm tới mục tiêu là trong khi hợp tác với Mỹ loại bỏ những phần tử không có lợi cho Pakistan, Islamabad muốn tái lập ảnh hưởng của mình ở Afghanistan, thông qua Taliban.

Theo nhận định của Candace Rondeaux, hãy còn quá sớm để đánh giá tác động của việc bắt giữ Baradar vì chưa rõ đó có phải là một vụ dàn cảnh với sự tham gia của Pakistan và Mỹ hay không. Cũng chưa rõ Baradar có chịu khai gì hay chưa. Nếu có thì chắc chắn y sẽ đòi quyền lợi. Còn chuyện có phải nhờ lời khai của Baradar mà Pakistan bắt được thêm hai “tỉnh trưởng” Taliban cũng chưa rõ.

Về câu hỏi tại sao chính quyền Pakistan tỏ ra hết sức dè dặt, cung cấp thông tin một cách nhỏ giọt, không tổ chức họp báo trình làng “chiến lợi phẩm “ (Baradar) như trước, Rondeaux nói đó là do Pakistan che giấu động cơ. Riêng chuyên gia Bokhari cho rằng sở dĩ Baradar không bị bêu xấu vì Pakistan biết rõ việc đó khó làm suy suyển Taliban và tệ hại nhất là nó sẽ làm tiêu tan mọi hy vọng đàm phán với Taliban.

Bokhari giải thích thêm, dưới mắt Pakistan, Taliban là ách chủ bài của họ ở Afghanistan. Xưa nay, Pakistan rất muốn tái thiết lập ảnh hưởng của mình ở Afghanistan thông qua cộng đồng bộ tộc Pashtun. Taliban lại là tổ chức chính trị và quân sự hùng mạnh nhất trong bộ tộc đó. Cho nên không bao giờ Pakistan muốn “cạn tàu ráo máng” với Taliban. Theo ông, việc bắt giữ Baradar là nhằm chứng minh với Mỹ rằng Pakistan có thực lực nhưng họ sẽ không đi đến cùng chỉ để thỏa mãn yêu sách của Mỹ.

Baradar đang ở đâu?

Có rất nhiều tin tức trái ngược nhau trong nội bộ Taliban về số phận của giáo sĩ Abdul Ghani Baradar.

Hãng tin Bloomberg, ngày 15-2, dẫn lời tư lệnh Mullah Akhtar Mohammed của Taliban ở Afghanistan, xác nhận rằng Baradar đã bị bắt. Tuy nhiên, Mohammed khẳng định rằng Baradar bị lực lượng NATO do Mỹ cầm đầu (chứ không phải đặc vụ quân báo Pakistan) bắt ở miền Nam Afghanistan chứ không phải ở vùng ven thành phố Karachi của Pakistan như các báo đài phương Tây nói.

Theo Mohammed, Baradar bị “quân đội ngoại quốc bắt hôm chủ nhật (7-2) cùng với một số vệ sĩ trong chiến dịch quân sự diễn ra ở Marjah”. Marjah là một thị trấn của tỉnh Helmand, miền Nam Afghanistan.

Nhật báo Anh The Times ngày 17-2 dẫn lời giáo sĩ Wali Jan, một thủ lĩnh cao cấp Taliban ở Afghanistan, cũng cho biết đại bản doanh Taliban đã mất liên lạc với Baradar cách đây hơn một tuần sau khi Baradar từ Afghanistan đến Pakistan trong một chuyến công tác mật.

Wali Jan ở tỉnh Uruzgan, nơi chôn nhau cắt rốn của Baradar, nói với The Times qua điện thoại: “Chúng tôi chỉ mới nghe tin Baradar bị bắt cách đây hai ngày. Khi đi công tác ở Pakistan, ông ấy thường đem theo rất ít vệ sĩ. Đôi khi ông ấy đi Pakistan một mình. Lần cuối cùng, cách đây 10 ngày, ông ấy đi Pakistan với 4 vệ sĩ”.

Trong khi đó, người phát ngôn của Taliban ở Afghanistan khẳng định với hãng tin AP rằng Baradar không hề bị bắt. Zabihullah Mujahid, người phát ngôn của “Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan” (danh xưng của Taliban), tuyên bố trên trang web theunjustmedia.com: “Tin đồn đó vô căn cứ. Mullah Abdul Baradar đang ở một nơi an toàn ở Afghanistan. Ông ấy vẫn tiếp tục sự nghiệp đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Afghanistan. Mỹ đã tung ra luận điệu tuyên truyền mới đó nhằm đánh lừa dư luận thế giới. Các tổ chức truyền thông đang làm ầm ĩ về cái gọi là bắt được Mullah Baradar cũng giống như các tổ chức truyền thông từng vu khống Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đó là những kẻ nói láo, những kẻ làm báo kinh tởm”.

Kỳ tới: Tù nhân Baradar và hệ quả

(Theo NGUYỄN CAO // Nguoilaodong Online)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Chung quanh vụ bắt sống Baradar: Sự tình cờ đầy may mắn
  • Liên Khui Thìn và “Quỹ hoàn lương”
  • Vụ mua đất thông qua đấu giá (huyện Vị Thủy) Vì sao chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?
  • Vụ sập mỏ đá làm ba người chết ở Đông Hòa: Vẫn chưa xác định chủ mỏ đá
  • Bí ẩn quanh vụ mất cắp nửa tấn vàng ở Canada
  • Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khởi tố tội nhận hối lộ
  • 10 vụ án kinh hoàng năm 2009
  • Kể khổ, than khó, chối tội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%