Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lừa đảo thương mại quốc tế : Cảnh báo từ Châu Phi

Ðối tượng lừa đảo thường lấy danh nghĩa là tổ chức, cơ quan của chính phủ nhằm tạo uy tín và các đơn hàng thường có giá trị lớn

Bộ Công Thương vừa đưa ra một số cảnh báo với các DN có giao thương tại thị trường các nước Châu Phi (đặc biệt là các nước Tây Phi). Theo ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, các DN VN cần chú ý khi giao dịch và ký kết hợp đồng.

Theo ông Hùng, trong quá trình giao dịch, các đối tác Châu Phi thưòng yêu cầu DN XK trả trước một số khoản tiền như phí NK, phí giao dịch hoặc phí đăng ký cấp giấy phép NK, phí trúng thầu... rồi biến mất.

Từ những trường hợp điển hình

Cty TNHH Thanh Niên Việt tại Hà Nội nhận được đề nghị của một đối tác tại Togo có tên FEDERAL TRADE COMMISSION (FTC) về việc mua số lượng bột mỳ trị giá khoảng 12 triệu USD. FTC đã gửi thư điện tử mời DN sang Togo để ký hợp đồng mua bán và nộp khoản phí 12.300 USD (tender fee). Qua xác minh, Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc được Phòng Thương mại và Công nghiệp Togo thông báo tại Togo không có tổ chức hoặc DN nào có tên và địa chỉ như đối tác Togo cung cấp.

Trường hợp thứ hai, một số DN VN được tổ chức có tên Niger Delta Development Commission (NDDC) tại Nigeria thông báo thắng thầu cung ứng các sản phẩm như quần áo, mũ, thực phẩm, dược phẩm... với trị giá lên đến hàng chục triệu USD và họ mời các DN ta sang ký kết các giấy tờ liên quan, hoặc là yêu cầu các DN phải trả một khoản lệ phí để hợp pháp hóa các giấy tờ này, lệ phí mua hồ sơ thầu. Hầu hết các giao dịch của tổ chức này với DN VN đều thông qua thư điện tử và Internet. Tuy nhiên, theo thông báo của Thương vụ VN tại Nigeria, NDDC không có chức năng tổ chức đấu thầu và ký kết các hợp đồng thương mại.

Cty XTÐT-TM Phong Phú tại TP HCM nhận được đề nghị mua hàng của đối tác tại Cameroon, người đại diện tên KASARACHI. Đối tác này đề nghị Cty Phong Phú nộp lệ phí xin giấy phép NK trị giá 1.000 EUR và đưa ra một giấy phép NK do Bộ Phát triển Công nghiệp và Thương mại Cameroon cấp. Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc được Bộ Phát triển Công nghiệp và Thương mại Cameroon thông báo giấy phép NK của đối tác tại Cameroon là giả mạo. Mặt khác, không có luật nào của Cameroon quy định việc XK sản phẩm vào thị trường này phải trả phí đăng ký (1.000 EUR).

DN cần lưu ý

Nhiều nước ở Tây Phi là nước nói tiếng Pháp và tất cả các văn bản chính thức được soạn thảo bằng tiếng Pháp, ngay cả tại các tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế có trụ sở tại đây. Do vậy, nếu văn bản hành chính viết bằng tiếng Anh thì đó có thể là hành vi lừa đảo. Thủ đoạn lừa đảo thông qua Intemet khá phổ biến vì đối tượng lừa đảo có thể làm giả tất cả các loại giấy tờ nhằm tạo niềm tin. Ðối tượng lừa đảo thường lấy danh nghĩa là tổ chức, cơ quan của chính phủ nhằm tạo uy tín và các đơn hàng thường có giá trị lớn.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo DN XK nên sử dụng hình thức xác nhận tín dụng hoặc bảo đảm của ngân hàng để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán của người mua. Trên thực tế, thư tín dụng không chỉ bảo đảm việc thanh toán mà thời hạn cũng nhanh hơn phưong thức giao bộ chứng từ. Luật ngân hàng của các nước Tây Phi nói tiếng Pháp như Togo, Benin, Senegal, Cameroon... có nhiều điểm giống với những quy định về ngân hàng của Pháp. Việc thanh toán bằng phương thức trả trước 30-50%, số còn lại thanh toán trong vòng 15 - 30 ngày sau khi xuất hàng, sau đó DN mới xuất vận đơn gốc cũng không nên áp dụng vì đã có trường họp chính hãng vận tải của Châu Phi và đối tác liên kết với nhau lấy hàng không cần vận đơn, DN mất trắng 50-70% tổng số tiền còn lại.

Để xác minh DN đối tác nước ngoài, DN nên đề nghị đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ bao gồm cả giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu và địa chỉ ngân hàng nơi DN đó mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc gửi về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội; Điện thoại: (O4) 22205409; Fax: (04) 22205517; E-mail: VCPTANA@moit.gov.vn) để xác minh trước khi tiến hành giao dịch.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Tiền Giang: Xuất hiện xi măng Fico rởm?
  • Dự án The Montana (TP.HCM): Chủ đầu tư huy động vốn trái phép
  • Nông dân cù lao Thới Sơn kiện Công ty của đại gia Hoàng Kiều
  • Thay đổi tội danh bốn bị can trong vụ tiêu cực tại PMU 18
  • Lãnh 18 năm tù vì lừa đảo hơn 11 tỉ đồng
  • Nỗi kinh hoàng mang tên “súng bút”
  • Rắc rối từ luật lệ cổ xưa
  • Nữ hoàng ma túy sa lưới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%