Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngày thứ 11 xét xử vụ “điện kế điện tử”: Đại diện viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm

Ngày 1-6, phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử” (ĐKĐT) tiếp tục với phần tranh luận giữa các luật sư (LS) và đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa.


Trong phiên xử buổi sáng, các LS bào chữa cho các bị cáo trong nhóm tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” cho rằng, thân chủ của mình không phạm tội hoặc phạm tội chỉ do vô ý. Chẳng hạn, LS Hà Hải bào chữa cho bị cáo Trần Thị Liên (Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Linkton – Vina) phát biểu luận cứ: “Việc lắp ráp 312.000 ĐKĐT tại Công ty Linkton – Vina để giao cho Công ty Điện lực TPHCM chủ yếu là do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Wong Justin Kaleung và Phó Tổng Giám đốc Wong Ka Ho thực hiện (hai đối tượng này hiện đã bỏ trốn khỏi Việt Nam, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau – PV). Bà Liên chưa bao giờ bàn bạc hay trao đổi nội dung gì liên quan đến việc sản xuất và làm giả ĐKĐT với Wong Justin Kaleung và Wong Ka Ho”.


Buổi chiều, trong phần phát biểu tranh luận lại, đại diện VKSND TPHCM khẳng định vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo đó, 12 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ Công ty Điện lực TPHCM đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do đã thực hiện một loạt hành vi: tự ý hạ gói thầu từ 40.000 chiếc ĐKĐT xuống còn 10.000 chiếc ĐKĐT, nâng đơn giá mua ĐKĐT từ 340.000 đồng/chiếc lên 580.000 đồng/chiếc, hợp đồng trước chưa thực hiện xong đã ký tiếp hợp đồng sau…


Đối với 5 bị cáo là lãnh đạo, nhân viên Công ty Linkton – Vina, kiểm sát viên chứng minh các bị cáo này có ý chí chủ quan trong việc sản xuất ĐKĐT giả thông qua việc nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ĐKĐT tại Việt Nam nhưng lại dán nhãn mác Linkton – Singapore, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để giao hàng cho Công ty Điện lực TPHCM. Từ đó cho thấy các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội có chủ định chứ không phải vô ý như lời bào chữa của các LS.


Hôm nay 2-6, phiên tòa sẽ tiếp diễn với phần tranh luận giữa hai bên. Sau đó, hội đồng xét xử nghị án. Dự kiến ngày 5-6, hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

(Theo SGGP)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Ngày thứ ba xét xử vụ “điện kế điện tử”: Kêu oan và đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan
  • Xét xử vụ án “điện kế điện tử”: Thiệt hại đã giảm rất nhiều
  • Ngày thứ năm xét xử vụ “điện kế điện tử” : Đại diện Công ty Điện lực TPHCM xin vận dụng tình tiết giảm nhẹ
  • Ngày thứ tư xét xử vụ “điện kế điện tử”: Khai báo lòng vòng để né trách nhiệm
  • Ngày thứ mười xét xử vụ "điện kế điện tử": Tiếp tục phần bào chữa của các luật sư
  • Ngày thứ chín phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử”: Nguyên GĐ Công ty Điện lực TPHCM bị đề nghị 5 - 6 năm tù
  • Vụ điện kế điện tử giả tại TP Hồ Chí Minh: Mức án cao nhất chỉ 7 năm tù
  • Phiên tòa điện kế điện tử "nóng" trong phần bào chữa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%