Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phiên tòa điện kế điện tử "nóng" trong phần bào chữa

Các bị cáo tại tòa.

Sau khi đại diện Viện KSND phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án, phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử” trở nên “nóng” với phần trình bày quan điểm bào chữa của các luật sư.

Các bị cáo không phạm tội... “cố ý làm trái”

Bào chữa cho bị cáo nguyên Giám đốc Lê Minh Hoàng, luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng việc bị cáo Hoàng thay đổi số lượng ĐKĐT từ 40.000 chiếc xuống còn 10.000 chiếc và nâng giá ĐKĐT từ 340.000 đồng/chiếc lên 540.000 đồng/chiếc là có căn cứ.

"Việc bị cáo tự ý ký duyệt 14 hợp đồng mua 312.000 ĐKĐT không trình EVN vì những hợp đồng này thuộc thẩm quyền của bị cáo dựa trên những quyết định trước đó của EVN..." - luật sư lập luận. Từ đó, luật sư Trung khẳng định Lê Minh Hoàng không cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

Về số tiền thiệt hại 8,1 tỷ đồng, luật sư Trung cho rằng đó không phải là hậu quả của việc ký kết 14 hợp đồng mua sắm ĐKĐT của bị cáo Hoàng gây ra vì 312.000 ĐKĐT vẫn đảm bảo chất lượng. Do không xác định được thiệt hại nên không thể cấu thành tội “cố ý làm trái”, từ đó luật sư đề nghị Hội đồng xét xử(HĐXX) tuyên bị cáo Lê Minh Hoàng không phạm tội và khôi phục lại toàn bộ quyền lợi cho bị cáo.
 

Bào chữa cho Lê Văn Hoành, luật sư Trần Mỹ Thoa cho rằng quan điểm luận tội của VKS đối với Lê Văn Hoành là chưa công bằng, chưa xem xét đầy đủ hoàn cảnh, động cơ, mục đích… phạm tội của bị cáo.


Tuy nhiên, luật sư thừa nhận không thể phủ nhận sai phạm của các cán bộ Công ty Điện lực TP.HCM nhưng sở dĩ bị cáo Hoành có sai phạm là do áp lực công việc, do nóng vội… chứ không phải do cố ý. Từ đó luật sư đề nghị tuyên Lê Văn Hoành không phạm tội “cố ý làm trái” còn bị cáo phạm tội gì thuộc thẩm quyền của HĐXX.

Là điện kế điện tử thật?

Phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo Lê Ngô Hữu Thiện Tâm và Huỳnh Ngọc Thành, luật sư Phan Trung Hoài nói: Việc bị cáo Tâm đề xuất mua tiếp 312.000 ĐKĐT là không sai quy chế đấu thầu, với vai trò nhóm trưởng trong tổ chuyên gia, khi Nguyễn Trung Thảo phát hiện ba điểm khiếm khuyết ở ĐKĐT mẫu của Linkton Singapore và báo cáo thì bị cáo Tâm cũng đã báo cáo lại đầy đủ với giám đốc.

Luật sư Hoài nói thêm bản thân Giám đốc Lê Minh Hoàng đã đồng ý mua trực tiếp và việc làm này là không sai.

Từ những lập luận của mình luật sư Hoài cho rằng hai bị cáo Tâm và Thành không lợi dụng chức vụ quyền hạn để cố ý làm trái mà chỉ có một số thiếu sót do áp lực công việc, do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật.

Về phần nguyên kế toán trưởng Phạm Kim Hưng, luật sư Nguyễn Ngọc Trâm nhìn nhận những sai phạm của bị cáo vì không kiểm tra kỹ hóa đơn, thủ tục thanh toán vi phạm luật kế toán nhưng luật sư cho rằng theo quy định của pháp luật thì bị cáo chỉ phạm tội “thiếu trách nhiệm” chứ không phải “cố ý làm trái”.

Bào chữa cho bị cáo Trần Công Điền, luật sư Nguyễn Đăng Trừng cho rằng Linkton Vina là liên doanh có pháp nhân Việt Nam, thành lập theo pháp luật Việt Nam nên có thể ký kết các hợp đồng. Ngoài ra, giữa Linkton Singapore và Linkton Vina đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nên 312.000 ĐKĐT mà Linkton Vina sản xuất là thật, không phải hàng giả.

Tại tòa, ĐKĐT do Linkton Vina lắp ráp cũng được giám định cho biết là bảo đảm kỹ thuật nên luật sư Trừng đề nghị tuyên bị cáo Điền không phạm tội “sản xuất mua bán hàng giả”.

Tương tự, đối với các bị cáo còn lại nguyên là cán bộ Công ty Điện lực các luật sư bào chữa đều cho rằng các bị cáo không phạm tội “cố ý làm trái”, một số bị cáo có sai phạm nhưng không đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày 1/6, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên của Công ty Linkton Vina bị truy tố về tội “sản xuất, mua bán hàng giả”.

Theo VietNamnet

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Ngày thứ ba xét xử vụ “điện kế điện tử”: Kêu oan và đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan
  • Xét xử vụ án “điện kế điện tử”: Thiệt hại đã giảm rất nhiều
  • Ngày thứ năm xét xử vụ “điện kế điện tử” : Đại diện Công ty Điện lực TPHCM xin vận dụng tình tiết giảm nhẹ
  • Ngày thứ tư xét xử vụ “điện kế điện tử”: Khai báo lòng vòng để né trách nhiệm
  • Ngày thứ mười xét xử vụ "điện kế điện tử": Tiếp tục phần bào chữa của các luật sư
  • Ngày thứ chín phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử”: Nguyên GĐ Công ty Điện lực TPHCM bị đề nghị 5 - 6 năm tù
  • Vụ điện kế điện tử giả tại TP Hồ Chí Minh: Mức án cao nhất chỉ 7 năm tù
  • Ngày thứ 11 xét xử vụ “điện kế điện tử”: Đại diện viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%