Trong quá trình đổi mới, ít thấy vụ mua bán nào chóng vánh được ký kết và chóng vánh nẩy sinh vấn đề như thương vụ Bảo Long - Bảo Sơn. Ông Khai có sập bẫy kinh doanh không?
Ngày 3/3/2011, tại Trụ sở Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long, xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội, trong không khí ngọt ngào, thân ái của mối tình bằng hữu, có trời đất quỷ thần chứng giám; ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long (sau đây gọi tắt là Bảo Sơn, Bảo Long) và các cổ đông của Bảo Long là Lê Thúy Hằng (24,66%), Nguyễn Hữu Sinh (5%) đã ký Bản hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS.
Trang cuối bản hợp đồng 01.
Theo đó Bảo Long đã bán toàn bộ tài sản và thương hiệu của mình cho Bảo Sơn (50 Nguyễn Chí Thanh) gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, Trường phổ thông võ thuật Bảo Long với giá 227 tỉ 513 triệu 174 nghìn 701 đồng.
Dạo ấy, hầu như không mấy ai biết về thương vụ này. Chẳng doanh nghiệp nào lại tự phơi bày mọi công việc của mình dưới ánh sáng mặt trời.
Chỉ đến ngày 23/8/2011, khi các báo nhất loạt đưa tin Bảo Sơn đã hoàn thành việc tiếp nhận tài sản Bảo Long thì mới gây được sự chú ý trong giới kinh doanh và của dư luận. Càng được chú ý hơn nữa khi nhiều người thuộc phía Bảo Long cho rằng đây là một vụ “cướp trắng”. Chính ông Nguyễn Hữu Khai cũng cung cấp cho báo chí nhiều loại tài liệu khác và khẳng định với báo Pháp luật Việt Nam :
“Tập đoàn Bảo Sơn đã vi phạm nghiêm trọng những điều ký kết trong hợp đồng và còn nợ Tập đoàn Bảo Long 127 tỉ đồng”.
Từ những thông tin được cung cấp từ Bảo Long, phóng viên Ngô Lâm đã giật tít “Nguyên mẫu “Đường đời” sập bẫy kinh doanh trong đời thực” và đưa ra dự đoán : “Giờ tình thân đó không còn, để nuốt được Bảo Long, Bảo Sơn cũng có thể mắc nghẹn và Bảo Long cũng chưa chắc được vẹn toàn”.
Là một tờ báo chuyên về kinh tế, có ảnh hưởng trong và ngoài nước; báo DVT cũng được luật sư và người của hai bên nhắm tới.
Theo trách nhiệm của mình, phóng viên DVT đã nhiều lần liên lạc với phía Bảo Long, đã gặp các ông bà như C, N...
Họ có đưa ra một số tài liệu và nhận định, cho rằng ông Khai bị lừa, ông Khai quá thật thà nhưng lại không chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình. Liên hệ với ông Khai bằng điện thoại, ông Khai đồng ý gặp nhưng chưa cho một cái hẹn cụ thể nào, cho đến ngày thứ bảy, ngày 10/9 thì cả điện thoại cũng không còn liên lạc được.
Tất cả những điều được ký kết trong hợp đồng, những gì ông Khai nói với ông Sơn gần đây nhất trong những hình thức giao tiếp không chính thức, không giống với những gì mà một vài tờ báo đã phản ánh.
Ông Khai có sập bẫy không? Có nuối tiếc vì đã bán các công ty và thương hiệu của mình cho Bảo Sơn không? Nếu ông không sập bẫy thì ai sập bẫy?
Đó là điều chúng tôi muốn cùng bạn đọc đi dần tới sự thật bằng loạt bài phóng sự điều tra này.
Câu chuyện của ông Nguyễn Trường Sơn
Khác với ông Khai, ông Nguyễn Trường Sơn và cán bộ của ông đã nhiều lần tiếp xúc với báo DVT.
Ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
Không tỏ ra bức xúc, cũng không tỏ bất bình thái quá trước những gì ông Khai cung cấp và báo chí đã viết, ông Sơn nói:
- Đây là một vụ mua bán đàng hoàng, đúng pháp luật. Người được lợi và đáng phải cảm ơn tôi chính là anh Khai. Cho đến giờ phút này, nếu anh Khai có nói điều gì không đúng chắc có lý do, mục đích riêng của anh Khai.
Nhưng báo chí viết không đúng sự thật thì cần cải chính.
Trầm ngâm một lúc lâu, ông Sơn nói : Những câu chuyện tôi kể sau đây chỉ là chuyện riêng, không phải để đăng báo, nhưng nếu các anh chị có đăng báo, thì sự thật cũng là như thế…Ông kể :
Cách đây 20 năm, tôi bị máu nhiễm mỡ khá nặng. Nhiều bệnh viện bó tay. Anh Khai đến chơi bóng chuyền rồi bắt mạch, chẩn bệnh cho tôi. Anh nói máu tôi bị nhiễm mỡ cao và bị vón cục, anh có liều thuốc có thể chữa được. Rồi anh đưa cho tôi một túi viên thuốc tễ. Thú thực, lúc đầu tôi chưa dám dùng ngay vì cũng sợ. Một tháng sau, anh Khai hỏi, tôi mới mạnh dạn đem ra dùng. Một thời gian sau, tôi đến bệnh viên kiểm tra lại, thấy lượng mỡ trong máu giảm, người khỏe lên. Tôi nhận thấy thuốc anh tốt thật, tôi rất biết ơn anh Khai và thân nhau từ đó. Tôi nhiều tuổi hơn nên anh Khai cũng coi tôi như anh.
Mồng 8 Tết vừa qua, tôi đến thăm vợ chồng anh Khai. Anh Khai và chị Hằng (vợ thứ tư của ông Khai - DVT) nói với tôi là anh chị có một khoản nợ vay trước Tết là 20 tỉ, lãi suất 21%, người ta đòi gấp quá, mong anh giúp chúng em, nếu không thì gay. Tôi điện về cơ quan hỏi kế toán trong két còn bao nhiêu tiền, kế toán trả lời còn 18 tỉ. Tôi đem cho anh Khai vay hết. Sau đó không lâu, anh Khai, chị Hằng lại xin vay thêm. Tôi lại ký cho vay thêm 12 tỉ không thế chấp gì vì anh nói, anh đã trót vay nóng tiền của xã hội đen để trả tiền tết cho anh em, trả nợ gấp cho người khác. Không trả được sẽ bị xử lý…
Thực chất thì anh Khai không chỉ nợ thế. Mà nợ rất lớn. Chị Hằng nói là nợ 286,5 tỉ, mỗi tháng hoạt động âm 8,5 tỉ đồng. Doanh nghiệp không thể đứng vững. Tôi hỏi có thể đứng vững được bao lâu. Anh trả lời : Lâu thì ba tháng, ít thì một tháng! Và anh chị muốn bán toàn bộ cơ ngơi để giải quyết nợ nần. Tôi bảo anh chị muốn bán thì cứ kê lên. Anh chị ấy rất mừng, nói là chỉ có anh mới cứu được chúng em thôi. Và cứ thế anh Khai cứ kê lên, giá bao nhiêu tôi cũng đồng ý. Ví dụ, đất nông dân bán 1,7 triệu đồng/m2, tôi mua của anh Khai 10 triệu đồng…Và tôi đã chuyển tiền đầy đủ. Khi quyết những điều này, đều tự tôi. Tôi nghĩ có điều kiện thì mua để cứu vớt anh ấy; dù sao anh ấy đã là người có ơn đối với tôi. Anh nói giá bao nhiêu, cơ bản tôi đồng ý bấy nhiêu, trừ một vài điểm nhỏ.
Tôi không ngờ mình làm ơn lại mắc oán. Rất nhiều người nói tôi bỏ ra hàng trăm tỉ để mua các cơ sở của anh Khai vào lúc này là quá đắt, là dại. Đã thế, lại có những tin nhắn chửi bới tục tĩu, đe dọa tôi, đe dọa con trai và các cháu của tôi.
Nhiều người phân tích với tôi, nếu những chuyện ấy từ anh Khai, thì anh làm những việc làm đó để đạt các mục đích : đổ hết mọi chuyện cho Bảo Sơn, để tránh áp lực từ các con nợ và nhân viên. Thậm chí, biết tôi bị bệnh tim, muốn tôi không chịu nổi sốc mà ngã xuống, lúc đó thì hòa cả làng; hoặc chí ít, tạo ra tình trạng tranh chấp để có tạm địa điểm đã bán để làm cơ sở sản xuất…
Theo LS Nguyễn Văn Tú, khuyến mại "khủng" của Beeline lần này chưa được tư vấn pháp luật tốt nhất để vượt qua các quy định pháp lý của nước ta...
Không chỉ hành lang tuyến ống dẫn khí bị vi phạm an toàn, tình trạng vi phạm hành lang an toàn các công trình dầu khí tại BR - VT cũng đang tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường, nhất là các công trình trên sông nước và trên biển.
Một chai tương ớt trông cực kỳ bắt mắt được bán cho các nhà hàng chỉ với giá 6.000đ/ lít; không loại trừ bên trong có chất Rhodamine B- thuốc nhuộm công nghiệp.
Có thông tin cho rằng nhiều khả năng bộ tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng phân bón DAP sẽ “được” chỉnh sửa để sản phẩm của nhà máy DAP Đình Vũ đạt yêu cầu về chất lượng. Trong khi hiện nay và ở bất kỳ quốc gia nào cũng đang hướng đến những sản phẩm có chất lượng cao hơn thì nếu điều này xảy ra, có lẽ đây sẽ là hiện tượng hy hữu trong khoa học công nghệ.
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có công văn từ chối thẳng thừng đề nghị của Toyota Việt Nam xin được áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan theo Thông tư 63 và Thông tư 105 của Bộ Tài chính.
Trong khi chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính về thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, hôm qua (5/9), Tổng cục Hải quan đã có công văn 4326/TCHQ-TXNK chỉ đạo Cục Hải quan TP.Hà Nội xử lý trường hợp truy thu thuế công ty Honda Việt Nam với số tiền thuế khổng lồ trên 3.342 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận.
Cho rằng cần xem lại cách tính thuế linh kiện mà Honda VN nhập khẩu, nhưng Cục Hải quan Hà Nội cũng khẳng định số tiền truy thu thuế hơn 3.340 tỷ đồng là DN tự tính, chứ không do cơ quan này.
Dòng tiền “khủng” và những ký kết rối rắm đã tạo đường cho 122 tỷ đồng trong số gần 200 tỷ đồng tiền mua xi măng, sắt thép phục vụ công trình (Thủy điện Tà Thàng, tỉnh Lào Cai) “chui” vào tài khoản của một cá nhân “nhạy cảm”…
Theo thống kê của ngành hàng hài VN, VN là nước đứng thứ năm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về số tàu biển bị giữ tại nước ngoài. Điều đáng nói, đến thời điểm này, các DN Việt vẫn đang phải chống chọi một cách vô vọng.
Một Cty kinh doanh bán hàng đa cấp, với hệ thống hơn 3 vạn thành viên, trong đó có khá nhiều thành viên là nhà báo, giáo viên, công chức bỗng chốc tiêu tan. Sự đổ vỡ này đang gây hiệu ứng mạnh tới loại hình kinh doanh đa cấp ở Việt Nam.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)