Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện thuế nhập khẩu linh kiện ôtô : Đừng cứ nghĩ mình đúng

Dây chuyền lắp ráp xe Civic của HVN
Thuế, nhất là thuế nhập khẩu luôn là chủ đề nóng nhất, gây cấn nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các DN trong lĩnh vực ôtô.

Ai cũng biết vậy, nhưng vấn đề mà chúng tôi muốn đưa ra trong bài viết này là tính đồng nhất trong các quy định, căn cứ để tính thuế ...

Về nguyên tắc, khi đã có các quy định do các cơ quan Nhà nước, các Bộ ban hành thì DN phải thực hiện đúng như vậy. Và sự rối rắm dẫn đến các kiến nghị, đề xuất... của chinh DN lại nằm ở chỗ đó, ở chỗ cả DN lẫn những nhà quản lý đang làm rối nó lên, đơn thư, kiến nghị cứ gửi hết cấp này đến cấp khác, lên tận Chính phủ... nhưng đáng ra không cần phải như vậy vì cứ theo Luật, theo quy định mà làm. Câu chuyện về việc truy thu thuế của các liên doanh, mà mới đây nhất là những kiến nghị của Honda VN (HVN) được xem là một ví dụ điển hình về cái việc “cứ nghĩ là mình đúng”.

Công khai hoá

Mới đây, HVN có văn bản kiến nghị gửi Phó Thủ tướng chính phủ về việc “kiến nghị về vấn đề thuế nhập khẩu linh kiện ôtô”. Điểm nổi bật của văn bản này chủ yếu nói về những đóng góp của HVN cho xã hội như nộp thuế, như mục tiêu gia tăng nội địa hoá... Mà không hề đề cập tới việc thành công về mặt lợi nhuận... của HVN trong thời gian qua.

Chúng tôi không muốn đề cập tới vấn đề xe máy, nhưng trong lĩnh vực ôtô, HVN nhấn mạnh đến mục đích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và đào tạo chuyên gia kỹ thuật, nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hoá các chi tiết. Mặt khác HVN cũng tự khẳng định mình là cty duy nhất tại VN triển khai lắp ráp động cơ trong nước ngay từ khi bắt đầu sản xuất ôtô.

Lập luận này của HVN cũng gần gần giống với nhiều liên doanh khác và có thể đúng nhưng vấn đề quan trọng mà nhiều chuyên gia cũng như các nhà quản lý, các DN đặt ra là HVN đã nội địa hoá được bao nhiêu theo các quy định của VN đưa ra ? Một chuyên gia đặt câu hỏi: Nếu nói rằng HVN luôn nỗ lực tăng tỷ lệ NĐH các chi tiết, là DN duy nhất  tại VN triển khai lắp ráp động cơ trong nước ngay từ khi bắt đầu sản xuất ôtô, vậy thì tỷ lệ NĐH các chi tiết của HVN đối với sản xuất ôtô, các linh kiện phụ tùng hiện nay là bao nhiêu? Là những linh kiện phụ tùng gì? Việc lắp ráp động cơ cũng phải cụ thể hoá là lắp ráp cái gì, chi tiết nào của động cơ? Dây chuyền lắp ráp động cơ thế hệ nào? Dùng chi tiết lắp ráp cho mẫu xe nào?... Những vấn đề này, nếu nói đúng như HVN là nỗ lực thì điều đó phải công khai hoá. Công khai hoá để minh bạch hoá và được hưởng mưc thuế thấp hơn. Tại sao? Bởi chính sách về ôtô của VN hiện nay, nhất là về lĩnh vực thuế được xem là rất rõ ràng theo hướng càng NĐH cao, có thực sự lắp ráp linh kiện, chi tiết động cơ thì được hưởng mức thuế thấp hơn nhiều so với lắp ráp đơn thuần hoặc NĐH thấp. Chúng tôi cũng đã nhiều lần liên hệ với HVN về việc cụ thể hoá các chi tiết mà HVN cho rằng đã nỗ lực NĐH cũng như cụ thể là HVN đã lắp ráp chi tiết động cơ gì, dây chuyền nào, cho mẫu xe nào nhưng dều không được trả lời. nếu vào trang Web của HVN thì lại càng không thấy những vấn đề liên quan.

Cứ theo quy định mà làm

Nói về vấn đề HVN bị Cục Hải quan Hà Nội và Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc “kiểm tra theo kế hoạch” và gửi dự thảo kết luận kiểm tra sau thông quan” với nội dung ấn định số tiền thuế truy thu hơn 3.340 tỷ đồng (khoảng 160 triệu USD) cho những lô hàng nhập khẩu từ 5 năm trở lại đây, nhiều chuyên gia cho rằng điều đó cũng là bình thường, nếu HVN nhập khẩu không đúng với quy định đã được ban hành. Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định là cứ theo quy định mà làm, DN làm không đúng với quy định thì cứ phải truy thu.

Trao đổi về vấn đề kiểm tra sau thông quan theo Luật hải quan, Luật thuế XNK và những Thông tư, quy định, hầu hết các DN đều xác định rằng điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các DN vì quy định cho chính các DN tự khai báo. Và nếu trong trường hợp các DN khai báo không đúng thì việc tiến hành truy thu là cần thiết, nếu không muốn nói là cực kỳ cần thiết, tạo ra một môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh bình dẳng. Nếu DN nào cũng được tự do khai báo, làm sai, khai sai so với quy định rồi kiến nghị thế này, thế nọ, đưa những đóng góp của mình ra thì thử hỏi môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nói chung và cụ thê là otổ sẽ như thế nào? - Một chuyên gia đặt câu hỏi.

Nói về vấn đề NĐH linh kiện, phụ tùng  (cơ sở để xác định mức thuế nhập khẩu) trước đây nhiều DN, liên doanh cũng cho rằng cách tính theo “kiểu VN” hiện nay là không đúng, mà phải tính theo “cách tính của Asean”... Vấn đề đó bàn sau, nhưng khi DN kinh doanh, sản xuất ở VN thì phải tuân thủ theo các quy định của VN. Và nếu thấy rằng điều này không phù hợp với lợi ích, lợi nhuận của DN mình thì không làm hoặc phải có những kiến nghị nhanh chóng, kịp thời và phù hợp chứ không nên kiến nghị theo kiểu “sai rồi kiến nghị, sai rồi lại kể và kêu”.

Trong trường hợp của HVN nêu trên, họ cho rằng họ dã giải thích rõ ràng rằng kết luận truy thu là không đúng. Vậy không đúng ở điểm nào theo các quy định của VN thì không thấy nói. HVN cũng cho rằng “rất đáng tiếc khi sự việc lần này là do cách hiểu khác so với cách hiểu luật từ trước đến nay, hơn nữa lại truy thu thuế ngược lại đối với những sản phẩm từ 5 năm trước”.

Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, HVN phải giải thích một cách rõ ràng hơn là “do cách hiểu khác so với cách hiểu luật từ trước đến nay” là hiểu khác như thế nào thì không thấy HVN đề cập đến ? Cách hiểu của HVN là gì ? Vậy cách hiểu của cơ quan hải quan là sai hay sao? Việc truy thu thuế đối với các linh kiện nhập khẩu từ năm năm trước cũng đã được xác định rõ ràng theo quy định về kiểm tra sau thông quan như đã nói ở trên (có hẳn một bộ phận về kiểm tra sau thông quan). Điều này đáng ra HVN, với tư cách là một nhà đầu tư thành công tại VN phải nắm rõ hơn ai hết, chứ không thể cho rằng, nhấn mạnh rằng “hơn nữa lại truy thu thuế ngược lại từ 5 năm năm trước”.

Mỗi DN đầu tư vào một đất nước nào đó, nhất là những DN, tập đoàn lớn, có tên tuổi thì điều đầu tiên là họ nghiên cứu rất kỹ các chính sách pháp luật, quy định và tuân thủ đúng với chính sách pháp luật, các quy định của các cơ quản quản lý ban hành của đất nước đó. Việc tuân thủ đúng các quy định ban hành sẽ giúp họ thành công lớn hơn, chứ không nên suy nghĩ rằng mình đang làm là đúng, cứ nghĩ rằng mình làm đúng.

Những vấn đề liên quan đến việc truy thu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng đối với nhiều DN ôtô mà dư luận đề cập thời gian vừa qua đều chủ yếu xuất phát từ suy nghĩ là họ cho rằng mình nghĩ đúng, làm đúng mà không thực hiện theo đúng các quy định đã được các cơ quan quản lý ban hành. Đó cũng sẽ là điều thiệt thòi cho sự phát triển nói chung, của các ngành, lĩnh vực và của người tiêu dùng.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Cục Hải quan Hà Nội giải trình vụ tranh cãi thuế với Honda
  • Dấu hiệu lộ liễu của một vụ... tham nhũng lớn
  • Tàu Việt Nam liên tục bị giữ ở nước ngoài: Chưa có hướng giải thoát
  • Đằng sau việc đóng cửa Agel Việt Nam
  • Lật tẩy những mánh khoé bơm xăng
  • Trắng tay vì bán hàng đa cấp
  • Tạm giữ gần 1.300 sản phẩm giả tại Công ty Việt An
  • Vụ Rusalka, vì sao cứ dùng dằng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%