Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ án Daimler: Hối lộ kiểu Đức - Kỳ 1: Hối lộ có hệ thống

Ngày 1-4 vừa qua, một tòa án liên bang ở Washington - Mỹ chính thức đồng ý cho hãng xe Daimler - Đức nộp phạt 185 triệu USD sau khi hãng này thừa nhận đã hối lộ các quan chức nước ngoài

Số tiền nộp phạt nói trên được chia ra hai phần: 93,6 triệu USD trả cho Bộ Tư pháp Mỹ và 91,4 triệu USD trả cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC). Hai cơ quan này là nguyên đơn trong vụ án Daimler và ba chi nhánh của hãng này ở Mỹ hối lộ các quan chức của ít nhất 22 nước trên thế giới.


Trụ sở hãng Daimler. Ảnh: AFP

Kẻ phá bĩnhCác nhà bình luận quốc tế nhận xét rằng Daimler đã thành công trong việc biến một cơn bão thành một cơn lốc nhỏ ở Mỹ. Cơn bão có thể hủy hoại thanh danh hãng xe đứng thứ hai về sản xuất xe tải và thứ 13 trên thế giới về sản xuất xe du lịch này bởi vi phạm “Luật thực hành hối lộ ở nước ngoài” (FCPA) của Mỹ. Luật này cấm các công ty nước này (kể cả nước ngoài làm ăn ở Mỹ) hối lộ các quan chức nước này (kể cả nước ngoài) và thực hành sổ sách không minh bạch.

Tuy Daimler là một công ty Đức nhưng có giao dịch trên 4 sàn chứng khoán ở Mỹ và dùng các tài khoản ngân hàng Mỹ để thực hành các hành vi hối lộ. SEC và Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra những vụ hối lộ của Daimler từ năm 2004 và tháng 3 vừa qua đã đâm đơn kiện hãng này tại một tòa án liên bang ở Washington.


Dieter Zetsche, Chủ tịch HĐQT Daimler

Mọi sự bắt đầu cách đây 10 năm từDavid Bazzetta, kiểm toán viên của hãng xe Chrysler. Lúc đó Chrysler, một thương hiệu xe hơi khá nổi tiếngcủa Mỹ, đã bị hãng Daimler lừng danh của Đức mua lại để thành lập Tập đoàn DaimlerChrysler.

Bazzetta hoàn toàn bị sốc sau khi phát hiện các nhà quản trị Tập đoàn DaimlerChrysler ở Đức hối lộ có hệ thống các quan chức nước ngoài để bán được xe. Ngay ở Mỹ, dù có Luật FCPA, họ cũng không e dè.

Tháng 5-2000, Bazzetta, lúc đó 50 tuổi và có 18 năm công tác ở Chrysler, báo cáo lên sếp của mình về sự tồn tại của một hệ thống gọi là kế toán nội bộ được DaimlerChrysler dùng để “trả những món tiền bất hợp pháp ở nước ngoài”.

Riêng ở Mỹ, Daimler đã dùng 200 tài khoản ngân hàng để hối lộ trên toàn thế giới. Sếp của Bazzetta thay vì khen đã ra lệnh cho ông câm miệng. Khi Bazzetta đề nghị xóa sổ hệ thống đó, ông liền bị chuyển công tác.

Tháng 1-2004, Bazzetta bị đuổi việc. Lập tức, Bazzetta đâm đơn kiện lên tòa án Mỹ. Trong đơn, ông tiết lộ phương cách hoạt động của hệ thống kế toán bí mật của Daimler dùng để hối lộ các quan chức nước ngoài, kể cả những món tiền “lại quả” cho các quan chức chính quyền Tổng thống Saddam Hussein trong khuôn khổchương trình “Đổi thực phẩm lấy dầu” của Liên Hiệp Quốc ở Iraq.

Cũng năm 2004, SEC và Bộ Tư pháp Mỹ mở cuộc điều tra sâu về sổ sách kế toán của Daimler ở Mỹ. Ngày 23-3 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ chính thức công bố nội dung đơn kiện Công ty Daimler và ba chi nhánh của công ty này tại Mỹ hối lộ bằng tiền mặt hoặc quà cáp các quan chức của ít nhất 22 nước từ 1998 đến 2008.

Hàng chục triệu USD đã được dùng để hối lộ đổi lấy những hợp đồng cung cấp sản phẩm của Daimler trị giá hàng trăm triệu USD. Những giao dịch bất hợp pháp này đã đem lại hơn 50 triệu USD lợi nhuận trước thuế cho Daimler.

Những chiêu hối lộ tinh vi

Đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ đã tiết lộ các chiêu hối lộ tinh vi của Daimler thông qua các nhà phân phối sản phẩm Daimler ở nước ngoài.

Ví dụ, năm 2003, một nhà phân phối Daimler ở Turmenistan đã tặng quà sinh nhật cho một quan chức cấp cao nước nàymột chiếc Mercedes lắp kính chống đạn trị giá 300.000 euro (7,7 tỉ đồng). Theo tờ Detroit Free Press, ông này là Saparmurat Niyazov, sau này trở thành tổng thống trọn đời của Turmenistan.

Daimler còn bỏ ra 250.000 USD để dịch từ tiếng Turkmen ra tiếng Đức 10.000 bài diễn văn của ông Niyazov. Tất cả đựng trong một cái hộp bằng vàng dùng làm quà tặng ông Niyazov. Kết quả, Daimler bán được 879 chiếc Mercedes ở nước này từ năm 2000 đến năm 2008.

Năm 1999, một quan chức Liberia cũng được tặng một chiếc xe Mercedes đạn bắn không thủng trị giá 267.000 euro sau khi giúp Daimler ký được hợp đồng cung cấp xe tải chở gỗ.

Tại Iraq, Daimler “lại quả” 10% cho các quan chức chính quyền mỗi lần bán được xe. Điều này vi phạm quy định của chương trình “đổi dầu lấy lương thực” của Liên Hiệp Quốc.

Theo các nhà điều tra Mỹ, Daimler đã thực hiện hối lộ ở Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Hy Lạp, Latvia, Serbia, Montenegro, Ai Cập, Nigeria...

Đối với các quan chức Trung Quốc, Daimler tài trợ các chuyến du lịch miễn phí. Con của một quan chức nước này được Daimler thu nhận làm thực tập viên 4 tháng có lương và giúp cậu quý tử này và cô bạn gái có được visa sinh viên của Đức.

Nộp phạt để được yên thân

Để vụ kiện cáo này không thành lớn chuyện, các luật sư của Daimler vận dụng một chiến thuật khéo léo: Hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra, nhậnhết tội lỗi, kỷ luật 60 nhà quản trị, sa thải 45 nhân viên liên quan. Đồng thời, Daimler thương lượng với SEC và Bộ Tư pháp Mỹ xin nộp tiền để khỏi ra tòa.

Daimler cũng đồng ý để chính quyền Mỹ giám sát các hoạt động kinh doanh của Daimler ở Mỹ trong vòng 3 năm tới để bảo đảm rằng Daimler hoàn toàn từ bỏ “văn hóacủa công ty, theo đó công ty làm ngơ hoặc khuyến khích hối lộ”. Phụ trách việc giám sát này là thẩm phán Louis J. Freeh, cựu giám đốc FBI (Cảnh sát Liên bang).

Trong vòng 3 năm đó, nếu không phát hiện thêm vụ hối lộ nào, SEC và Bộ Tư pháp Mỹ sẽ không xét xử Daimler nữa. Điều này cũng có nghĩa là Daimler sẽ không bị kết án về tội hối lộ. Chi tiết này rất quan trọng đối với Daimler vì theo quy định của Liên hiệp châu Âu (EU), nếu bị kết án bởi một tòa án nào đó, Daimler sẽ bị cấm đấu thầu ở châu Âu.

Trường hợp của Daimler không phải là cá biệt. Năm 2008, tập đoàn công nghiệp khổng lồ Siemens của Đức từng nộp phạt 800 triệu USD về tội hối lộ các quan chức Argentina, Bangladesh, Iraq và Venezuela.

Kỳ tới: Thử thách lớncho tổng thống Nga

(Theo NGUYỄN CAO // Nguoilaodong Online)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%