Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chống USD hóa không xóa quyền tài sản

Tại VN, gần đây khái niệm chống đô la hóa được đề cập một cách khá quyết liệt và dồn dập khiến những người có tài sản bằng ngoại tệ có phần lo ngại quyền về tài sản. Tuy nhiên ở góc độ nghiệp vụ cho thấy chiến lược chống đô la hóa có thể vẫn đạt được mục tiêu mà không hề ảnh hưởng đến quyền về tài sản của nhân dân.

Trên phương diện nào đó, có thể gọi hiện tượng đô la hóa nền kinh tế là tình trạng mà đô la (hay ngoại tệ nào đó) thay một số hay toàn bộ các chức năng tiền tệ của bản tệ, chẳng hạn như chức năng thanh toán ... Từ khái niệm này cho thấy, việc chống đô la hóa cần được hiểu là làm thế nào đó để ngoại tệ không thay thế nội tệ (VND) trong các chức năng tiền tệ của nó. Điều này rõ ràng là chính sách cần tác động từ ít nhất là hai phía là từ phía nội tệ và phía ngoại tệ chứ không phải loại bỏ sự hiện diện của ngoại tệ. Chẳng hạn, trước đây việc yết giá bán hàng như nhà cửa, ôtô, xe máy đều bằng USD... Thì không nhất thiết phải có mặt của USD... và như vậy việc chống đô la hóa thì không phải chỉ đơn thuần nhằm vào việc loại bỏ sự có mặt của USD...

Lịch sử phát triển đô la hóa ở VN

Một số đánh giá cho biết, những năm gần đây tình trạng đô la hóa ở VN có phần gia tăng và phát triển. Khách nước ngoài đến VN cũng nhận thấy ngoại tệ được mua bán trao đổi trên lãnh thổ VN quá dễ dãi hơn bất kỳ quốc gia nào. Tình trạng gia tăng này được lý giải dưới rất nhiều góc độ. Việc nhìn lại lịch sử có thể thấy có một vài nguyên nhân đáng quan tâm.

 Bàn thu đổi ngoại tệ phát trển quá đà. Thời kỳ đầu những năm 1990, để thu hút ngoại tệ và tạo điều kiện cho khách quốc tế du lịch đến VN, NHNN đã cho phép thành lập một loạt bàn thu đổi ngoại tệ trong nội địa VN. Các bàn thu đổi ngoại tệ là đại lý cho ngân hàng thương mại, chỉ được mua ngoại tệ của khách mà không được bán ngoại tệ ra. Nếu theo quy định đó, khách nếu có ngoại tệ sẽ phải bán ngoại tệ để nhận VND cho chi tiêu ở VN. Cách làm như vậy về mặt nguyên lý là khá phù hợp... Tuy nhiên, do sự quá thông thoáng và sự quá đà của bàn thu đổi ngoại tệ nên dẫn đến một số điểm có thể là không phù hợp mà có thể tiếp tay cho quá trình đô la hóa ngày càng gia tăng ở VN:

Thứ nhất, các bàn thu đổi ngoại tệ mở ra quá nhiều, ngoài ngân hàng và quá sâu trong nội địa VN. Thực tế các nước trên thế giới, ngay cả Singapore, bàn đổi ngoại tệ chỉ ở cửa biên giới và trong nước không có bàn nào ngoài hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng; Ngân hàng trong nội địa không được bán lại ngoại tệ cho người trong nước. Đa số các nước khác, khách ra cửa khẩu mới được bán lại nội tệ cho các ngân hàng. Chính sách này còn hỗ trợ cho việc XK tại chỗ (khách quốc tế được “khuyến khích” tiêu hết tiền trước khi ra về).

Trong thực tế, các bàn thu đổi ở VN đã phát triển quá nhiều và về sau hoạt động cả mua cả bán ngoại tệ sâu trong nội địa VN với khối lượng rất lớn. Chẳng hạn tại TP HCM, đến đầu năm 2011 đã có gần 490 bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn, cho dù đây  được coi là đại lý của các ngân hàng - được NHNN TP HCM cấp phép hoạt động. Nếu ta đánh dấu hỏi rằng tại sao TP HCM đã có quá nhiều chi  nhánh NHTM hoạt động như thế mà  lại phải có thêm quá nhiều bàn thu đổi  ngoại tệ (ngoài ngân hàng), khi đó mới  thấy rõ động cơ của các bàn thu đổi rất có thể không phải là “thu đổi”. Nếu ai đi du lịch nhiếu, trên thực tế ở các thành phố lớn trên thế giới, hầu như không có cái gọi là bàn thu đổi ngoại tệ ngoài ngân hàng như kiểu VN.

Các nhận xét cho rằng, việc có quá nhiều các bàn đổi tiền trong nội địa là một sai lầm thì việc cho phép vừa mua ngoại tệ lại vừa bán ngoại tệ là một sai lầm dẫn đến trầm trọng hóa tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Có ý kiến cũng cho rằng, sự tồn tại các bàn thu đổi ngoại tệ ngoài ngân hàng (như hiện nay) ở VN là không có lợi cho ngân hàng, vì ngoại tệ cứ lòng vòng, trôi nổi ngoài ngân hàng...

Thứ 2, việc cho phép yết giá bằng ngoại tệ (như bằng USD) một cách tràn lan và quá dễ dàng trên lãnh thổ VN là một điểm đáng quan tâm về vấn đề đảm bảo chủ quyền tiền tệ quốc gia và điều đó làm chậm quá trình “trên lãnh thổ VN chỉ tiêu tiền VN”.

Thứ 3, thanh toán trực tiếp bằng USD. Trong thời gian qua, đa số các đơn vị được phép thu USD ở VN đều thu trực tiếp bằng USD (chẳng hạn như khách sạn quốc tế tại VN).  Tình trạng này có nghĩa là USD đã thay thế VND trong chức năng thanh toán. Tại Singapore chẳng hạn, khi khách thanh toán tiền khách sạn bằng USD mà không có đô la Singapore, khách sạn vẫn chấp nhận USD bằng cách, khách sạn thực hiện nghiệp vụ mua USD hộ ngân hàng nào đó – hóa đơn thứ nhất cho khách là hóa đơn mua USD (khách sạn có hợp đồng với ngân hàng); sau đó khách sạn thu tiền dịch vụ khách sạn bằng đô la Singapore theo hóa đơn dịch vụ ghi bằng bản tệ. Như trường hợp này, việc chống đô la hóa nền được hiểu là chỉ cho phép thanh toán hàng hóa và dịch vụ trong nước bằng nội tệ, không từ chối ngoại tệ mà phải qua dịch vụ đổi ngoại tệ (chức năng của  ngân hàng). Nhìn vào nghiệp vụ cụ thể này cho thấy, việc chống đô la hóa về thanh toán trong trường hợp này không hề vi phạm đến quyền có đô la của khách...

Giải pháp nên cụ thể

Các kiến nghị gần đây có đề cập đến các giải pháp chống đô la hóa thường liên quan đến các từ ngữ khá mạnh  như “ tập trung ngoại tệ vào trong tay Nhà nước”  hoặc  như “Nhà nước cần có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân...” có thể dẫn đến tình trạng dân chúng hoang mang do chưa hiểu hết.

Các giải pháp ổn định vĩ mô (ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp; tăng dự trữ ngoại hối...) hiển nhiên là cần thiết để củng cố lòng tin của dân chúng vào VND. Tuy nhiên những giải pháp cụ thể và kiên trì có thể đem đến kết quả chống đô la hóa một cách thiết thực hơn mà không hề ảnh hưởng đến quyền về tài sản ngoại tệ của công chúng. Các giải pháp cụ thể đó có thể là:

- Trong sâu nội địa VN không cho phép bất kỳ điểm thu đổi ngoại tệ nào ngoài ngân hàng thương mại. Ngân hàng chỉ được phép mua ngoại tệ của khách du lịch, không cho phép bán lại (trừ ở cửa khẩu).

- Các khách sạn quốc tế không được nhận bán hàng thu tiền trực tiếp bằng ngoại tệ (mà chỉ được phép mua hộ ngoại tệ cho ngân hàng, không được phép bán ngoại tệ ra, không được phát hành hóa đơn trực tiếp bằng ngoại tệ).

- Giải pháp cấm niêm yết giá hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ có thể cần phải theo lộ trình...

- Cho phép ngân hàng (và chỉ ngân hàng) được phép bán ngoại tệ tiền mặt cho khách du lịch tại tất cả các cửa khẩu khi khách ra khỏi VN với số tiền VND còn lại... tỷ giá có thể khác, để khuyến khích khách tiêu tiền tại VN...

- Ngân hàng bán ngoại tệ cho người đi du lịch, học tập, chữa bệnh... theo tỉ giá mà NHTM có thể mua lại được ngoại tệ; Ngân hàng có thể mua ngoại tệ của dân chúng theo tỉ giá mà ngân hàng có thể chấp nhận được. 

- Nhà nước đánh thuế tiền gửi ngoại tệ; nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ; hạn chế tín dụng ngoại tệ ở mức thấp nhất...

Và như vậy, quyền tài sản không thể bị xâm phạm.

(Theo Ths Lê Văn Hinh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp
  • Thuế TNCN với thu nhập làm thêm giờ của giáo viên
  • Bán hàng đang tranh chấp
  • Nợ thuế TNCN sẽ bị cưỡng chế thu hồi
  • L/C có thể sửa đổi hợp đồng?
  • Các tiêu thức trên hoá đơn in mới từ 1/1/2011
  • Cá nhân, tổ chức chỉ được góp vốn thành lập 1 ngân hàng thương mại
  • Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với cổ tức bằng tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%