Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tránh quy định chung chung

Do một số quy định vừa có tính ràng buộc pháp lý vừa mang tính động viên, kêu gọi nên đây là một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm khi thảo luận dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Phiên họp toàn thể tại Hội trường của Quốc hội - Ảnh Chinhphu.vn/Nhật Bắc

Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Sau đó, Ban soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp xác đáng để chỉnh lý dự thảo Luật.

Trong buổi thảo luận sáng 25/5, đa số ĐB tán thành với các nội dung chỉnh lý này.

Cơ quan nhà nước phải đi đầu

Một trong những nội dung được nhiều ĐBQH quan tâm là quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ)  trong các dự án đầu tư và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Theo ĐB Vũ Quang Hải  (Hưng Yên), những đơn vị, cơ quan sử dụng ngân sách, nhất là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vi phạm các quy định SDNLTKHQ thì nên có chế tài xử lý, đặc biệt với người đứng đầu cơ quan này.

Tán thành với ý kiến trên, ĐB Nguyễn Danh (Gia Lai) cho rằng, phải xử lý nghiêm những cơ quan sử dụng lãng phí năng lượng và phải có chế tài để các cơ quan nhà nước đi đầu trong thực hiện việc này, khuyến khích nhân dân noi theo.

Khẳng định để Luật đi vào cuộc sống thực sự hiệu quả, cần tránh những quy định chung chung, khó thi hành, ĐB Trần Thị Hoa Ry (Cà Mau) nhận xét một số quy định mang tính chế tài trong dự thảo Luật còn chưa rõ ràng, vì thế việc thực thi không dễ dàng.

ĐB Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cho rằng một số điều khoản quy định trong dự thảo Luật còn mang "dáng dấp" của Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. “Nhiều điều khoản còn mang tính kêu gọi cho nên tính bắt buộc sẽ bị hạn chế khi đi vào cuộc sống”, ĐB tỉnh Hà Tĩnh lưu ý.

Kiểm toán phải chặt chẽ, nghiêm túc

Với các hành vi vi phạm quy định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nên xử phạt bằng kinh tế chứ không nên áp đặt các biện pháp hành chính - Ảnh minh họa

Về việc kiểm toán các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đang tiêu thụ tới 25% nguồn năng lượng hiện nay, nhiều ĐB cho rằng phải làm chặt chẽ, nghiêm túc.

Tuy nhiên, các ĐB Vũ Thị Phương Anh (Quảng Nam), Chu Sơn Hà (Hà Nội) băn khoăn khi dự thảo Luật vẫn chưa quy định cụ thể tiêu chuẩn "cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm" là gì. Theo các ĐB này, việc chưa có quy định cụ thể sẽ gây khó khăn khi thực thi quy định kiểm toán.

Bên cạnh đó, căn cứ xác định 3 năm kiểm toán 1 lần cũng cần phải được nêu rõ.

Trong việc xử phạt các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh sử dụng năng lượng lãng phí, đại biểu Hứa Chu Khem (Sóc Trăng)  lo ngại khi cán bộ địa phương quan sát bằng mắt thường để xem xét việc xử phạt nên có thể "tạo cơ hội cho họ lạm quyền". Theo ĐB Khem, nên xử phạt bằng kinh tế chứ không nên áp đặt các biện pháp hành chính như cắt điện vì  không phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.

Phải ban hành được quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận chia sẻ với nhiều ĐB về tính chưa cụ thể của dự thảo Luật. Ông Thuận cho rằng, vì trong dự thảo vừa có những quy định mang tính trách nhiệm pháp lý vừa có quy định mang tính khuyến khích, kêu gọi nên khó có thể “chi tiết hóa” được và không nên đưa Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTKHQ vào trong Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh, điều quan trọng là chúng ta phải ban hành được quy chuẩn, tiêu chuẩn về SDNLTKHQ.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, dự thảo Luật SDNLTKHQ rất khó quy định được cụ thể cho từng lĩnh vực, bởi có những quy định mang tính ràng buộc pháp lý và cũng có quy định mang tính động viên, kêu gọi.

Do đó, xét về tổng thể, dự thảo Luật chỉ điều chỉnh ở khâu sử dụng năng lượng, các quy định về chính sách và những nguyên tắc chung. Các vấn đề cụ thể, chi tiết nên quy định bằng những văn bản pháp quy khác. Dự thảo Luật cần được tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để phát huy hiệu quả khi đi vào cuộc sống.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • Cấp phép nhập khẩu tự động cho một số sản phẩm thép
  • Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh (phần II)
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp?(phần III)
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp?(phần II)
  • Điện thoại di động NK vào khu kinh tế thương mại không được hoàn thuế
  • Thuế GTGT và thuế TNDN đối với các Đài Truyền hình
  • Những điều cần biết về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
  • Giới thiệu Chính sách - Pháp luật Công chức gồm những đối tượng nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%