Ngoài ra, nguyên tắc tính giá còn phải phù hợp với quan hệ cung - cầu trên thị trường và sức mua của đồng tiền Việt Nam; phù hợp với giá thị trường trong nước, khu vực, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm cần tính giá; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước thuộc phạm vi cả nước hoặc từng vùng, từng địa phương.
Cơ quan quản lý Nhà nước về giá sẽ căn cứ vào các nguyên tắc trên để quyết định giá; thẩm định, phê duyệt phương án giá; hiệp thương giá; xem xét, kiểm tra hồ sơ hiệp thương giá; kiểm tra các biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan quản lý Nhà nước về giá cũng căn cứ vào các nguyên tắc trên để thực hiện kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông; kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh khi giá tài sản hàng hóa, dịch vụ trên thị trường biến động bất thường.
Cũng theo Quy chế này, kể từ ngày 15.11.2010, căn cứ vào đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất - kinh doanh, về thị trường, lưu thông tài sản, hàng hóa, dịch vụ cụ thể, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn phương pháp tính giá.
Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn phương pháp so sánh (căn cứ vào giá của tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước, đồng thời có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới) hoặc phương pháp chi phí (căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ để sản xuất, lưu thông tài sản, hàng hóa, dịch vụ và mức lợi nhuận dự kiến) để lập phương án giá cả tài sản, hàng hoá, dịch vụ.
(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com