Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà hình thành trong tương lai cũng được thế chấp

Trên thực tế, một số ngân hàng thương mại đã cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (nhà trên giấy - PV) nhưng không có sự thống nhất về trình tự, giấy tờ phải nộp… do chưa được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể.

Vì vậy, Bộ Xây dựng cho rằng cần phải có hướng dẫn thống nhất của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này để làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và người dân thực hiện. Đó là nội dung báo cáo tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thay thế Nghị định 90/2006 do Bộ Xây dựng trình Chính phủ ngày 25-5.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần bỏ quy định giao Ngân hàng Nhà nước quy định việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như trong dự thảo, vì vấn đề này đã được nêu trong luật dân sự và Nghị định 163/2006 về đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, những văn bản trên chỉ quy định chung về thế chấp bất động sản, không quy định cụ thể về hình thức thế chấp đặc biệt này.

Mặt khác, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở còn cho phép chủ đầu tư được phân chia tối đa 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án mà không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng cho rằng cần phải xem lại quy định này vì không có cơ sở. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng giải trình: Trong quá trình đầu tư kinh doanh bất động sản, các doanh nghiệp đều có nhu cầu được bố trí một tỉ lệ nhà ở nhất định trong mỗi dự án cho các cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp để họ yên tâm công tác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn phân chia cho các đối tác tham gia góp vốn kinh doanh nhà ở để thuận lợi hơn trong việc huy động vốn. Do đó, đề xuất trên là hợp lý và phù hợp quy định hiện hành.

Theo PLTPHCM

  • Bổ nhiệm và bãi miễn tổng giám đốc: Thế nào là đúng?
  • Thay thế điều khoản hợp đồng
  • Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại 1 chỗ ở hợp pháp
  • Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tránh quy định chung chung
  • Cấp phép nhập khẩu tự động cho một số sản phẩm thép
  • Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh (phần II)
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp?(phần III)
  • Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp?(phần II)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%