Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 công ty dược: Bị "ép" sản xuất thuốc Tamiflu

4 công ty đều khẳng định thuốc Tamiflu do Việt Nam sản xuất có chất lượng rất tốt

Bức xúc trước những thông tin cho rằng 4 công ty dược mua bán thuốc Tamiflu phòng cúm A/H5N1 năm 2006 đã có hành vi "gian dối" để ăn chênh lệch giá, 4 công ty dược này đã đồng loạt kêu "oan" và cho rằng mình bị Bộ Y tế "ép" làm như vậy.

Trong buổi họp sáng 13/9 do 4 công ty dược tổ chức với sự tham dự của BS Võ Thành Đông -Trưởng Cơ quan Đại diện Bộ Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh, đại diện của Hội sản xuất dược Việt Nam, Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, PA 25, Luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ và nhiều cơ quan thông tấn, cả 4 công ty đều khẳng định mình bị oan vì thực tế việc sản xuất thuốc tại 4 công ty là do Bộ Y tế giao xuống chứ không phải do mong muốn của ban lãnh đạo các công ty. Các công ty đưa ra dẫn chứng: sau khi đưa ra đề xuất về việc dự trữ thuốc cảm cúm Tamiflu với số lượng lớn (30 triệu viên thuốc), Bộ Y tế đã bị Chính phủ yêu cầu phải mua được nguyên liệu bằng mọi giá. Vào thời điểm đó, dịch đang bùng phát nên nguyên liệu rất khan hiếm. Bộ Y tế cũng đã cử một đoàn sang Trung Quốc để liên hệ mua nhưng cũng về tay không. Lúc đó, Bộ Y tế đến gặp các doanh nghiệp "giao nhiệm vụ" với lời kêu gọi đặt lợi ích Quốc gia lên hàng đầu.

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan này, các công ty buộc phải liên hệ khắp nơi và đặt tiền cọc cho đối tác để mua nguyên liệu. Tuy nhiên, sau khi đặt cọc xong, các doanh nghiệp lại “bị” Bộ Y tế yêu cầu bán cho Bộ Y tế với giá thành phẩm là 1.75USD/viên theo giá của Thái Lan. Một lần nữa các doanh nghiệp lại bị buộc phải bán lỗ cho Bộ để thu hồi vốn về vì nếu không bán cho Bộ thì cũng chẳng biết bán cho ai. Do vậy đại diện 4 công ty đều khẳng việc các công ty sản xuất được thuốc trị cúm A/H5N1 là việc đáng tự hào vì đã góp phần phá thế lệ thuộc hoàn toàn vào công ty dược nước ngoài. Cả 4 công ty cùng đồng loạt kiến nghị được gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để giải trình trực tiếp về vụ việc này.

Đại diện 4 công ty cũng bày tỏ bức xúc đối với phát ngôn của ông Nguyễn Huy Quang - Phó vụ Trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trên phương tiện thông tin đại chúng với nội dung: “Đây là vụ tiêu cực lớn nhất bị phát hiện trong ngành y tế”. Đại diện 4 công ty cho rằng đây là phát ngôn vô căn cứ và vô trách nhiệm vì đến giờ phút này vẫn chưa có một kết luận chính thống khẳng định 4 công ty vi phạm. 

Cũng liên quan tới vụ sản xuất thuốc này, ngày hôm qua (12/9), Bộ Y tế cũng cho biết Bộ này đang chuẩn bị quy trình, tính chi phí để hủy lô thuốc Oseltamivir 75mg điều trị bệnh cúm được sản xuất năm 2006, hết hạn từ tháng 2/2009.

Lô thuốc có hơn 9,7 triệu viên Oseltamivir được sản xuất từ nguyên liệu của Ấn Độ với tổng trị giá khoảng 280 tỷ đồng. Hiện lô thuốc vẫn được bảo quản tại 4 công ty dược đóng viên. Trong lô thuốc này, mới có trên 100.000 viên được cấp phát cho các địa phương nhưng chưa rõ đã sử dụng hay chưa.

Tuy nhiên, cả 4 công ty đóng viên thuốc Tamiflu gồm: Công ty dược vật tư y tế Phú Yên, công ty Imexpharm, công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long và công Cty Stada VN đều khẳng định, số thuốc Tamiflu họ sản xuất từ năm 2006 đều vẫn còn tốt, đảm bảo chất lượng. Theo cách lý giải của 4 công ty này, hạn dùng của thuốc phải tuân thủ theo các quy chế chuyên môn và chuẩn quốc tế. Vì các công ty mới sản xuất lần đầu nên thời hạn sử dụng chỉ được 2 năm, chứ không phải là do thuốc kém chất lượng. Còn thuốc của Roche có hạn dùng dài 10 năm là do Roche đã sản xuất từ lâu nên có đủ dữ liệu để công bố hạn dùng dài hơn, chứ không phải thuốc sản xuất trong nước kém chất lượng hơn.

Các chuyên gia về dược cũng cho rằng Bộ Y tế cần thận trọng trong việc hủy bỏ thuốc Oseltamivir vì nếu không xử lý cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới môi trường.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • 5 đại sứ đề nghị hoãn thi hành Thông tư quản lý giá sữa
  • Thông tư 13: Cỡ vừa cho tất cả ?
  • Vì sao bầu Đức kiện UBND tỉnh Lâm Đồng?
  • FPT Telecom "phớt lờ" quy định với đại lý Internetv
  • Đề nghị công khai nội dung hợp tác với Vincom
  • Khi các bộ được đánh giá
  • Không thể “trốn” đăng ký giá hàng hoá
  • Sẽ tăng thời gian cấp lại biển số phương tiện giao thông đường bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%