Ảnh minh họa. Nguồn: Corbis |
“Những quy định mới này đơn giản chỉ sao chép những gì đã được quy định bởi bộ, ngành khác và tăng thêm các quy định hành chính khác. Việc này đi ngược với tinh thần Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính”, ông James Lockett nhận định và cho rằng, việc buộc phải đăng ký giá sẽ làm tăng gánh nặng về thủ tục hành chính, hàng nghìn DN sẽ phải chuẩn bị và trình báo cáo về giá sản phẩm cho cơ quan quản lý nhà nước. Việc này sẽ làm lãng phí thời gian và tiền bạc, bởi sẽ có hàng trăm nghìn văn bản và báo cáo mà Chính phủ không thể nghiên cứu một cách có hiệu quả.
Theo quy định tại Thông tư 122/2010/TT-BTC, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra. Cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có biện pháp trong trường hợp: giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận...) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; giá tăng, hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời, hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá; giá tăng, hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
Trước đó, Bộ Tài chính cho biết, việc đăng ký giá sẽ không vi phạm những cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn toàn phù hợp với những luật lệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và khuôn khổ pháp lý hiện hành của Việt Nam.
“Việc đăng ký giá không phân biệt giữa DN trong và ngoài nước đã được quy định tại pháp lệnh về giá của Việt Nam năm 2002 và các nghị định của Chính phủ. Theo quy định tại Thông tư 104/2008/TT-BTC, đối tượng phải đăng ký giá là những DN có trên 50% vốn nhà nước trong vốn điều lệ. Thông tư 122/2010/TT-BTC sẽ tạo ra sự đối xử bình đẳng giữa các DN thuộc những thành phần kinh tế khác nhau và hoàn toàn không đi ngược với những quy định của thị trường”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) nhận định.
Trước khi Thông tư 122/2010/TT-BTC được ban hành, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đã cho rằng, việc thi hành quy định về kiểm soát giá có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam nói chung và đối với các sản phẩm bị đưa vào danh mục kiểm soát giá nói riêng.
“Thông tư 122/2010/TT-BTC nếu được thực hiện, sẽ tạo ra những gánh nặng mới về thủ tục hành chính và chi phí đối với DN trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối của nhiều loại sản phẩm”, ông Jocelyn Trần, Chủ tịch Amcham nói và cho rằng, thay vì quản lý nhà nước về giá theo kiểu hành chính, Chính phủ nên quan tâm đến việc tự do hóa chuỗi cung cấp đối với việc phân phối sản phẩm, nhằm làm cho việc phân phối này đạt hiệu quả cao hơn, qua đó, giúp hàng hóa dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.
(Theo Nguyễn Trang // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com