Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến nghị áp dụng đấu thầu trong khai khoáng

Theo TS Nguyễn Thành Sơn, việc đấu giá chỉ nên giới hạn ở giai đoạn thăm dò, còn đối với giai đoạn khai thác nên đấu thầu.

Sáng 22/4 tại Hà Nội diễn ra hội thảo “Góp ý hoàn thiện hai dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành luật khoáng sản và nghị định quy định về đầu giá quyền khai thác khoáng sản”.
 
TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án than đồng bằng sông Hồng - thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, việc đưa các công cụ thị trường (đấu giá) vào Luật khoáng sản là cần thiết. Nhưng không nên chỉ hạn chế ở việc đấu giá thăm dò và đấu giá khai thác khoáng sản mới.
 
Ông Sơn nhận xét, để tránh rủi ro cho Nhà nước, ngoài việc đấu giá cần đề cập đến việc còn có thể áp dụng đấu thầu. Việc đấu giá chỉ nên giới hạn ở giai đoạn thăm dò, còn đối với giai đoạn khai thác nên đấu thầu.
 
Với Điều 56 về khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ, theo ông Sơn cần nêu rõ trong Nghị định những quy định khác của pháp luật có liên quan là gì.
 
Chẳng hạn, Luật năng lượng nguyên tử chỉ giới hạn thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ có hoạt độ phóng xạ lớn hơn 10.000 lần mức hoạt độ phóng xạ miễn trừ khai báo.Tức là chưa rõ các chế tài cụ thể liên quan đến khai thác khoáng sản có chứa chất phóng xạ đi kèm là uranium.
 
Tại mỏ Nông Sơn, chất phóng xạ là uranium có chứa trong đất đá bốc và trong than hiện đang được khai thác và sử dụng, không thể quản lý được nguy cơ phát xạ. Còn đối với mỏ Núi Hồng, chất đi kèm là gecmnium có chứa trong than, vốn đang được dùng cho phát điện và cho các nhu cầu chất đốt khác cũng không thể thu hồi.
 
Ngoài ra, có nhiều trường hợp lách luật khoáng sản bằng các luật khác hoặc dựa vào luật khoáng sản để lách các luật khác. Chẳng hạn, gần đây, ngày 24/3/2011, UBND tỉnh Thanh Hóa cấp cho công ty Hoàng Anh giấy phép khai thác 120.000 tấn quặng sắt và thu hồi của nông dân tới 254 ha để cho công ty này thuê đã cho thấy sự lạm dụng cấp giấy phép khai thác khoáng sản để thu hồi đất không cần thiết.
 
Vì vậy, ông Sơn cũng nêu đề xuất, để giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, ngoài Hội đồng tư vấn quốc gia về đánh giá trữ lượng, Thủ tướng nên xem xét thành lập một Hội đồng tư vấn quốc gia về khai thác khoáng sản do Bộ công thương chủ trì.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Luật Quảng cáo: không rõ mục tiêu
  • Dự thảo nghị định an toàn thực phẩm : “Tréo ngoe” trong quản lý
  • Các hãng tàu “chặt chém”: Bó tay với những loại phí vô lý?
  • Vì sao lao động bị tai nạn ở Malaysia khó được nhận bảo hiểm?
  • “Cởi trói” thị trường lao động
  • Kiểm toán Nhà nước: Công ty cho thuê tài chính II Agribank lỗ 3.000 tỷ đồng năm 2009
  • XNK tại chỗ: Doanh nghiệp gặp khó vì hai văn bản
  • Dự án khu xử lý chất thải tập trung Tóc tiên : Tiền tỉ “chôn” theo rác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%