Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh

Công tác quản lý đăng ký kinh doanh đã có bước cải thiện vượt bậc so với 10 năm trước đây. Ảnh: Hoài Nam
Giai đoạn 2001-2010, các thể chế về kế hoạch và đầu tư được xây dựng, ban hành cơ bản đáp ứng được yêu cầu, góp phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Hướng tới sự chuyên nghiệp

Chỉ tính trong tháng 7, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có thêm 7.000 doanh nghiệp mới được thành lập, với tổng vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập mới trong 7 tháng đầu năm lên 50.000 doanh nghiệp, với vốn đăng ký 291.000 tỷ đồng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Và tất nhiên, nguyên nhân được nhắc tới trước tiên chính là các quy định thông thoáng, đơn giản trong Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, có hiệu lực từ cách đây hơn 2 tháng.

Có lẽ, cũng cần phải nhắc lại rằng, Nghị định 43/2010/NĐ-CP được coi là bước đột phá mới trong cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh. Với việc thực hiện các quy định tại nghị định này, theo ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thì Việt Nam đã có thể hoàn thành bước thứ ba - bước cuối cùng - trong lộ trình cải cách thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Quay ngược thời gian, có thể thấy rất rõ, công tác quản lý đăng ký kinh doanh đã có bước cải thiện vượt bậc so với 10 năm trước đây. Nếu cần một dấu mốc đặc biệt liên quan tới công tác cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, thì phải kể tới Luật Doanh nghiệp 2005. Sau luật này, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đã được thực hiện, góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Và tất nhiên, gần đây nhất là Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Chính nhờ sự cải cách không ngừng, mà số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới qua các năm đã tăng trưởng vượt bậc, từ 14.500 doanh nghiệp năm 2000 lên 85.000 doanh nghiệp trong năm 2009 và 50.000 doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm nay.

Kết quả trên thật đáng ghi nhận, tuy nhiên, đây chỉ là một trong những kết quả của quá trình 10 năm thực hiện Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo báo cáo mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Bộ Nội vụ, 10 năm qua, công tác cải cách hành chính luôn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ trên cả 5 nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

Không chỉ đạt được bước cải thiện đáng kể trong công tác đăng ký kinh doanh, trong công tác cải cách thể chế, sự nỗ lực vượt bậc còn được ghi nhận trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; trong lĩnh vực quản lý đầu tư; công tác quản lý đấu thầu; thẩm định và giám sát đầu tư, quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)…

Có thể nói, cùng với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư chung cũng là một bước tiến đặc biệt trong công tác quản lý đầu tư. “Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã xóa bỏ phân biệt đối xử, hướng tới thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư…”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.

Trên thực tế, hoàn toàn có thể minh chứng cho nhận định này bằng số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam trong thời gian qua, cũng như sự lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp trong nước và đằng sau đó là sự phát triển ổn định, vững mạnh của kinh tế - xã hội đất nước. Đóng góp cho thành quả này, cũng phải nhắc tới sự phân cấp giữa trung ương và địa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù cho đến nay, công tác phân cấp đã được thực hiện rất sâu rộng và toàn diện, nhưng vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Chẳng hạn, trong quản lý quy hoạch kinh tế - xã hội, cơ chế phối hợp giữa các bên trong xây dựng, cũng như trong giám sát thực hiện và điều chỉnh quy hoạch chưa rõ ràng đã dẫn đến việc phân cấp quản lý và thực hiện quy hoạch chưa hoàn toàn phù hợp, “phá vỡ” những định hướng lớn đề ra trong quy hoạch…

Đáng nói là, đây cũng chính là một trong những tồn tại lớn nhất trong công tác cải cách hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 10 năm qua. Vì vậy, Bộ xác định, trong giai đoạn 10 năm tới, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của Bộ…

(Theo Báo đầu tư)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Gỡ vướng trong huy động vốn
  • Xung quanh tranh cãi nhãn hiệu xe nhập khẩu: VCCI đề nghị hải quan công nhận là xe ô tô tải
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: Giảm thiểu tác động chủ quan
  • Cơ chế quản lý thuế riêng với doanh nghiệp lớn
  • Văn phòng công chứng: Việc nhiều, nhưng ngại rủi ro!
  • Không hoàn thuế GTGT tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài
  • Tại sao thủ tướng yêu cầu NHNN rà soát lại một số điều trong Thông tư 13?
  • Liệu có phải là gian lận thương mại?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%