Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ mỏ thiếc béo bở nhờ kẽ hở của luật

Khu Mỏ thiếc Quỳ Hợp, nằm trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, thuộc phía tây tỉnh Nghệ An. Tại đây, hiện có 25 đơn vị được cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản (thiếc).

Đào đãi quặng thiếc trái phép ở Quỳ Hợp
Đào đãi quặng thiếc trái phép ở Quỳ Hợp.

Trong đó, chỉ có Cty Kim loại màu Nghệ Tĩnh là đơn vị Nhà nước có giấy phép thông thường và mới đây thêm doanh nghiệp tư nhân Hà An, các đơn vị khai thác còn lại chỉ được cấp giấy phép khai thác tận thu; ngoài ra còn nhiều điểm khai thác trái phép khác.

Gọi là tận thu nhưng nhiều ông chủ tư nhân được cấp phép khai thác trên diện tích rộng lớn, giàu tài nguyên quặng thiếc. Số đơn vị khác, được cấp phép nhưng không tổ chức khai thác mà đấu thầu, cho người ngoài vào khai thác.

Các ông chủ mỏ có giấy phép khai thác tận thu không mất công thăm dò khoáng sản; thủ tục cấp phép tận thu lại rất đơn giản và nhanh. Theo Luật Khoáng sản hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này thì Bộ Tài nguyên và Môi trường mới có thẩm quyền cấp phép khai thác chế biến khoáng sản; còn UBND tỉnh cấp phép khai thác tận thu.

Hồ sơ xin cấp phép khai thác thông thường phải có hàng loạt giấy tờ, gồm quyết định phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò và trữ lượng khoáng sản trên cơ sở kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và ý kiến của hội đồng thẩm định trữ lượng quốc gia; báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản, kèm quyết định phê duyệt theo quy định…

Các đơn vị như Cty Khoáng sản 4; Cty Kim loại màu Nghệ Tĩnh v.v. cho biết, để có một giấy phép khai thác khoáng sản thông thường, do Bộ cấp phải làm thủ tục và chờ đợi khoảng 2- 4 năm. Nhưng đối với hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác tận thu, chủ doanh nghiệp chỉ cần 3 bộ hồ sơ là được các cơ quan quản lí nhà nước của tỉnh xem xét, đề nghị tỉnh cấp phép.

Khi được cấp phép khai thác tận thu lại bị khống chế về thời gian hoạt động nên các ông chủ mỏ tư nhân bỏ qua nhiều quy trình kỹ thuật, cốt moi được nhanh, được nhiều tài nguyên tốt, tài nguyên xấu bỏ lại, gây lãng phí tài nguyên và phá hủy môi trường nặng nề. Về nghĩa vụ với Nhà nước, do khai thác tận thu nên ngành thuế căn cứ vào báo cáo, không kiểm soát được nguồn thu để tính thuế nên không ai tính được Nhà nước đã bị thất thu thuế bao nhiêu.

Đây là kẽ hở của luật, bị nhiều cá nhân lợi dụng để lách luật. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Mỏ thiếc Quỳ Hợp mà nhiều địa phương khác trong cả nước.

(Theo Cao Thâm // Tienphong Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Căn hộ chưa hoàn thành khó chuyển nhượng
  • Vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về thuế NK xe tải tự đổ
  • Đối thoại giữa Bộ GTVT và doanh nghiệp: Các “nút thắt” chưa được tháo
  • Giải bài toán tai nạn lao động: Bắt đầu từ ý thức
  • Đề xuất giảm 13% thuế nhập khẩu ô tô từ đầu năm 2011
  • Năm 2011: Thuế có thể nộp qua điện thoại di động
  • Sẽ có cơ chế mới trong bán nhà theo Nghị định 61
  • Có cần Luật Đầu tư công?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%