Ảnh minh họa: Corbis |
Trong khi đó, sự can thiệp của chủ sở hữu Nhà nước vào các quyền của bộ máy điều hành của DN lại cao ở mức đáng ngại.
Đây là những con số được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố sau khi điều tra 400 DN nhà nước (bao gồm 50,5% là DN 100% vốn nhà nước và 49,5% là DN nhà nước đa sở hữu) vừa thực hiện trong năm 2010.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đại diện 72% DN 100% vốn nhà nước và 67% DN nhà nước đa sở hữu cho rằng, họ thường xuyên hoặc đôi khi phải có sự đồng ý của chủ sở hữu nhà nước (hoặc cổ đông nhà nước) khi ký các hợp đồng thuộc thẩm quyền của HĐQT, tổng giám đốc… Đặc biệt, có tới 30% DN nhà nước đa sở hữu phải thường xuyên có sự đồng ý của cổ đông nhà nước khi ký các hợp đồng thuộc thẩm quyền quyết định của bộ máy quản lý, điều hành (cho dù sự đồng ý này trên thực tế chỉ là phê duyệt chủ trương).
Có thể thấy, tỷ lệ chủ sở hữu DN 100% vốn nhà nước không phải là người quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chính mình đang ở mức rất cao. “Cũng có thể hiểu rằng, chủ sở hữu nhà nước đã buông lỏng trách nhiệm, buông lỏng trong thực thi quyền giám sát, không có vai trò trong giám sát hoạt động kinh doanh nói chung và trong giám sát hoạt động của chủ tịch HĐQT, hội đồng thành viên”, ông Trần Tiến Cường, Trưởng ban nghiên cứu đổi mới DN (CIEM) phân tích.
Ở đây cũng cần xem xét tới đánh giá từ phía các DN về quan hệ và hành xử của chủ sở hữu nhà nước. 54% DN nhà nước cho rằng, chủ sở hữu hành xử như là một cơ quan hành chính, đồng thời là một nhà đầu tư; vẫn còn 23% DN đánh giá việc tách bạch này chưa được thực hiện…
“Khi xem xét các nội dung giám sát DN nhà nước, chúng tôi phát hiện rằng, tên gọi các chủ thể giám sát với tư cách cơ quan quản lý nhà nước và tên gọi các chủ thể giám sát với tư cách đại diện chủ sở hữu là… giống hệt nhau. Đó là các bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh. Nếu không thực hiện được việc tách bạch quản lý nhà nước với quản lý của chủ sở hữu nhà nước, thì rất nhiều bất ổn trong giám sát DN nhà nước chưa thể giải quyết được”, bà Trần Thị Hồng Liên, chuyên gia Viện Nghiên cứu quản trị công ty đại chúng (IPG) phát hiện.
Đặt tất cả các nội dung này vào một thực tế, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ DN (Văn phòng Chính phủ), đó là sự phụ thuộc của hoạt động giám sát DN nhà nước vào các báo cáo từ DN. “Khi đi làm việc với một số cơ quan bộ trong vai trò là chủ sở hữu DN nhà nước, có cán bộ quản lý cấp trên thừa nhận là, không nắm rõ về DN cấp dưới vì DN không báo cáo. Nếu như giám sát lại thụ động chờ DN như vậy thì kết quả sẽ không cao”, ông Tuấn Anh cho biết và bày tỏ quan điểm cần phải có cơ chế chủ động giám sát của chủ sở hữu.
Theo khảo sát, tới hơn 80% DN nhà nước không gửi báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tỷ lệ DN nhà nước không thực hiện yêu cầu gửi báo cáo này cho cơ quan tài chính cũng không hề nhỏ, tới 40%...
Cũng phải nói thêm rằng, việc công bố các nội dung thông tin này là nghĩa vụ bắt buộc của các DN theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài quy định về việc nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế, đăng ký kinh doanh, thống kê và DN cấp trên dành cho tất cả các loại hình DN, DN nhà nước bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý đến các cơ quan này.
Nếu như tính tới hoạt động công bố thông tin thuộc quyền chủ động DN như chính sách quản lý rủi ro, các giao dịch với người có liên quan, lương thưởng của cán bộ quản lý cao cấp, các giao dịch nội bộ.., thì tỷ lệ thực hiện công bố còn thấp hơn.
Theo khảo sát của CIEM, chỉ có 27% các giao dịch nội bộ, hoạt động mua bán cổ phần của lãnh đạo DN được công bố. Chính sách quản lý rủi ro của DN cũng chỉ được 26% DN 100% vốn nhà nước thực hiện công khai...
Rõ ràng, các chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước không đủ thông tin theo luật định cũng như các thông tin cần thiết khác trong hoạt động DN để thực thi trách nhiệm của mình một cách kịp thời, hiệu quả như với các nhà đầu tư khác trong nền kinh tế thị trường. Mối quan hệ thông tin giữa DN nhà nước và chủ sở hữu dường như chỉ tập trung vào báo cáo hàng năm do DN gửi lên. “Nếu như đặt thêm câu hỏi về chất lượng của các báo cáo thì cũng có thể thấy, một phần lý do của những bất ổn trong hiệu quả hoạt động của các DN nhà nước thời gian vừa qua là do thiếu thông tin minh bạch, thiếu sự giám sát từ cả bên trong lẫn bên ngoài DN”, ông Cường lo ngại.
(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com