Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bị vướng khi đeo thẻ cho tài xế xe ôm

Người hành nghề xe ôm tại TPHCM bắt buôc phải có thẻ hành nghề kể từ ngày 1-1-2011- Ảnh: Anh Quân

Theo đại diện phòng quản lý đô thị các quận, huyện trên địa bàn TPHCM, việc bắt buộc người hành nghề xe ôm phải đeo thẻ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quyết định số 71/2010 của UBND TPHCM ban hành ngày 17-9, còn rất nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ trước khi đưa vào thực hiện vào ngày 1-1-2011.

Đây là ý kiến của các quận, huyện tại buổi đối thoại với Sở Giao thông vận tải TPHCM về việc áp dụng nghị định 71 diễn ra sáng nay 11-11.

Đại diện phòng quản lý‎ đô thị quận Tân Phú nêu ý kiến, việc các phường, xã phải thống kê số lần chở khách của người hành nghề xe ôm trong từng quý là điều khó thực hiện được, bởi xe ôm là nghề cơ động, khách đi dọc đường rất nhiều. Ngay cả khi có con số thống kê thì con số này cũng chỉ là con số ảo, không phản ánh đúng thực tế. Vị này kiến nghị, chỉ nên báo cáo số người hành nghề xe ôm trên địa bàn mình mỗi năm.

Còn đại diện phòng quản lý đô thị của quận 3 cho rằng, việc quy định các điểm đón, trả khách đối với người hành nghề xe ôm là cũng không khả thi. Bởi việc đón trả khách đối với xe ôm rất linh hoạt, gặp đâu là đi đó. Kể cả trong trường hợp có quy định các điểm, đón trả khách, việc kiểm soát cũng rất khó khăn.

Sau khi nghe ‎ kiến từ phòng quản lý đô thị các quận huyện, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban an toàn giao thông thành phố giải thích, từ nay đến cuối năm sẽ tổ chức lấy ý kiến từ phía người hành nghề xe ôm và các quận huyện, nếu còn những vướng mắc chưa hợp lý sẽ được trình UBND thành phố sửa đổi trước khi đưa vào thực hiện.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, ông Tường cho biết, những người hành nghề xe ôm sẽ được UBND phường, xã cấp cho một phiếu đăng ký điền đầy đủ thông tin, sau đó, phường xác nhận rồi gửi lên Sở Giao thông vận tải để tiến hành in thẻ. Mọi chi phí in thẻ được trích từ kinh phí của Ban an toàn giao thông TPHCM nên người lái xe không phải trả chi phí làm thẻ. Thẻ có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.

Ông Tường cũng cho biết thêm rằng, sau khi quyết định có hiệu lực thực hiện nếu những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính được quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện hành. Trong trường hợp tái phạm nhiều lần có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Hồ sơ cấp biển hiệu hoạt động bao gồm:

- Đơn đăng ký (theo mẫu quy định)

- Bản sao giấy phép lái xe

- Bản sao giấy chứng minh

- Bản sao sổ hộ khẩu (nếu không có hộ khẩu phải có KT3 hoặc sổ tạm trú)

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Chưa đủ luật xử lý tranh chấp nhà chung cư
  • Biển 5 số khó ngăn 'phong trào' số đẹp?
  • Tăng trợ cấp cho thanh niên xung phong
  • Lần đầu khai trương thủ tục hải quan điện tử ưu tiên
  • Đầu tư trong các tổ chức tín dụng: Bình đẳng hay không ?
  • Vụ ô tô tự đổ nhập khẩu: Nên hoàn thuế tiếp
  • Cải cách thủ tục hành chính: cần gạt tiếp những chồng chéo
  • TP thuộc tỉnh phải có mật độ dân số nội thành tối thiểu 6.000 người/km2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%