Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước khó về đích

Nếu cố gắng chuyển đổi được đúng hạn thì cũng chỉ là cố cho ra cái quyết định chuyển đổi, còn thực hiện ra sao thì chưa biết!

Theo Nghị định 25/2010, ngày 1-7 tới đây là thời hạn cuối cùng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần. Tuy nhiên, nhận định tại diễn đàn “Những vấn đề đối với DNNN trước và sau chuyển đổi” vào sáng 29-6, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nhận định việc chuyển đổi này khó về đích như kế hoạch đề ra.

Còn 51 doanh nghiệp khó chuyển đổi

Bà Nguyễn Kim Toàn, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, cho hay đến nay vẫn còn 51 DNNN khó có thể chuyển đổi đúng thời hạn. Đa số các doanh nghiệp này đang trong tình trạng thua lỗ hoặc liên quan đến vấn đề xử lý đất đai phức tạp.

“Theo chúng tôi nắm được, hiện nay có 27 doanh nghiệp thua lỗ thâm vào vốn của nhà nước phải xử lý. Những doanh nghiệp này Thủ tướng yêu cầu từ giờ đến cuối năm là phải xử lý dứt điểm” - bà Toàn cho biết.

Ông Ánh cho rằng việc chuyển đổi các DNNN thực tế đã được khởi động từ năm 1991. Nhưng nay vẫn chưa kết thúc mà đang trong quá trình vận động đổi mới cả tư duy và phương thức tiến hành cải cách DNNN. Câu chuyện định giá tài sản vẫn chưa xong, việc xác định chủ sở hữu cũng chưa rõ ràng” - ông Ánh đánh giá.

Ngay giai đoạn khởi động cũng đã tiến hành quá chậm và gần như dậm chân tại chỗ. Từ năm 1992 đến 1996, chúng ta chỉ thực hiện thí điểm cổ phần hóa được năm DNNN. Sau đó mở rộng thêm 25 doanh nghiệp nữa. Mãi đến năm 1997, chúng ta mới thực sự xuất phát.

Tuy vậy, tốc độ cổ phần hóa chỉ tăng nhanh từ giữa năm 1998 đến năm 2000, sau đó chậm lại đến tận năm 2002. Giai đoạn 2002-2005, chúng ta mới tăng tốc thực hiện cổ phần hóa. Cổ phần hóa, sắp xếp lại hơn 2.000 doanh nghiệp nhưng thực tế chỉ thực hiện được hơn 1.700 doanh nghiệp.

Đến giữa năm 2006 đã sắp xếp được 4.760 DNNN. Sau đó, nhiều rào cản xuất hiện làm chậm quá trình chuyển đổi nên Chính phủ đưa ra mốc thời gian về đích vào 1-7-2010.

Chuyển đổi về hình thức là chính

Tiến sĩ Trần Tiến Cường, Trưởng Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nêu bất cập: “Vấn đề lớn hiện nay nằm ở các tập đoàn, công ty lớn đang vướng mắc nhiều liên quan đến đất đai, tài sản trên đất… không dễ gì chuyển đổi được. Việc xác định thành viên của doanh nghiệp cũng còn bàn cãi. Lâu nay các DNNN hoạt động chẳng khác nào các UBND dù có ông chủ tịch đó nhưng chỉ là danh nghĩa, còn trách nhiệm vẫn cứ chạy lòng vòng. Cho nên nếu chúng ta có cố gắng chuyển đổi được đúng hạn 1-7 thì cũng chỉ là cố cho ra cái quyết định chuyển đổi, còn chuyển như thế nào, thực hiện ra sao thì tính sau”.

Trao đổi với báo chí, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đình Tài, Phó Chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ DNNN, cũng cho rằng chuyển đổi về lượng để kịp 1-7 thì không khó lắm. Cái khó là chuyển về chất, là chuyển về quản trị doanh nghiệp, cái nếp, các tư duy, cách thức làm việc nó ăn sâu bao nhiêu năm rồi. Chúng ta quen làm theo cơ chế hành chính, cơ quan bộ, ngành quản lý, quen xin ý kiến cấp trên. Cấp trên giỏi thì chỉ đạo trực tiếp tốt, còn cấp trên không rành về kinh doanh thì họ cũng đùn đẩy chuyển sang nơi khác.

“Chuyển đổi nhưng vẫn là DNNN nên nhà nước vẫn phải quản lý. Chúng ta không thể buông lỏng quản lý dễ thua lỗ kéo dài, thất thoát đầu tư mà nhà nước không nắm được. Việc phải làm sau chuyển đổi là xây dựng điều lệ để doanh nghiệp hoạt động đúng theo Luật Doanh nghiệp. Vướng mắc trước tiên có thể thấy là vẫn chưa có hướng dẫn thống nhất trong đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp này. Ngoài ra, cần có một đầu mối để xác định trách nhiệm sau khi chuyển đổi nhưng đầu mối nào thì trong thời gian tới Chính phủ sẽ quy định. Theo tôi, vẫn không thể thoát khỏi quản lý của các bộ quản lý ngành vì họ là người nắm định hướng phát triển và mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp. Còn anh nào làm về công ích thì trả về địa phương” - bà Toàn nói.

(Pháp luật TPHCM)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Quy định về bằng FC trước ngày 1/7/2010: DN ngổn ngang lo
  • Ách tắc nộp tiền sử dụng đất vì Nghị định 69
  • Ngăn chặn việc khai thác, xuất khẩu than trái phép
  • Liên kết rồi... dừng lại?
  • DN đối thoại với thuế và hải quan : Lại cùng nhau tháo gỡ
  • 139 m2 đất... ách tắc 1 công trình
  • Đối thoại hải quan - doanh nghiệp: Những chuyện không “chịu” cũ
  • Thủ tục hải quan vẫn chưa đồng bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%