Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp và giấy tờ nhà, đất: Những "tố khổ" bất ngờ

Không ít doanh nghiệp than phiền về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
“Để có được giấy tờ về đất đai, chúng tôi đã phải bất đắc dĩ ký vào hợp đồng thuê trọn 3 tầng của một tòa nhà dù căn nhà đó đã bị phá bỏ từ lâu”.

Ông Lê Tiến Dũng, đại diện đến từ Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã cho biết như vậy tại Hội nghị lấy ý kiến của doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở do Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cải cách thủ tục hành chính và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 18/8.

Vị đại diện cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho rằng, nhà, đất vốn là tài sản lớn của nhiều doanh nghiệp, nó không chỉ phục vụ hoạt động hàng ngày mà khi cấp bách có thể mang đi thế chấp cho ngân hàng để vay vốn nếu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

Tuy nhiên, với đơn vị này, chức năng thứ hai của giấy tờ nhà, đất trên đã không thể phát huy tác dụng bởi đơn giản là hàng chục năm nay, rất nhiều cơ sở nhà, đất của doanh nghiệp này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận nhà, đất dù tất cả đều hoàn toàn hợp lệ.

Dẫn chứng cho thực tế trên, ông Dũng cho biết, hiện doanh nghiệp này đang thuê lại của Nhà nước một tòa nhà từ năm 1995. Sau đó, do nhà xuống cấp, đơn vị này đã đề xuất phá bỏ để xây lại cao ốc mới và xin cấp giấy tờ nhà, đất mới và đã được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Thế nhưng, để thực hiện được việc trên, phía cho thuê tòa nhà (một doanh nghiệp Nhà nước) đã yêu cầu doanh nghiệp này phải ký vào hợp đồng là vẫn đang thuê 3 tầng của tòa nhà cũ, dù thực tế nó đã bị phá bỏ.

Để cho qua chuyện, doanh nghiệp này đã “gật đầu” nghe theo và mỗi tháng phải chi trả hàng tỷ đồng tiền thuê 3 tầng của căn nhà trên. Không những thế, từ nhiều năm nay, cơ quan thuế vẫn yêu cầu đơn vị này phải nộp tiền sử dụng đất, trong khi giấy tờ thì hàng chục năm vẫn không được cấp.

Thêm một dẫn chứng được ông Dũng nêu ra, hiện Tổng công ty Đường Sắt còn có một khu đất 2.000 m2 ở quận Hoàn Kiếm. Khu đất này thuộc diện nhà vắng chủ vì thực tế tổng công ty đã sử dụng được hơn 60 năm nay (từ năm 1946). Từ đó đến nay không thấy ai đến hỏi về khu đất, song trên hồ sơ của thành phố lại cho rằng lô đất trên thuộc diện có chủ (nhưng không rõ là ai).

Và với kết luận của thành phố, thực tế là doanh nghiệp này vẫn sử dụng, vẫn đều đặn nộp tiền thuế nhà đất nhưng lại không được cấp giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng khu đất này.

Cùng bức xúc trên, ông Lê văn Long, đại diện cho Công ty Cổ phần Gas Ninh Bình “ấm ức” kể, đơn vị này là doanh nghiệp chuyên cung cấp gas cho các tòa nhà chung cư lớn trên địa bàn Thủ đô. Năm 2002, doanh nghiệp được Vinaconex sang tên cho một khu đất tại khu Trung Hòa – Nhân Chính để dựng cơ sở cấp gas cho cả khu đô thị này và hứa sẽ có đầy đủ giấy tờ.

Tuy nhiên, sau đó, Vinaconex lại chuyển giao khu đất trên cho thành phố quản lý. Thế nhưng trong suốt 8 năm qua, công ty vẫn chưa được thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất đó, trong khi hằng năm vẫn phải đóng phí 2 triệu đồng/m2 hạ tầng.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng được chọn làm đối tác cung cấp gas cho dàn nước nóng và dàn đuốc của khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Thành phố cũng đã cấp cho một lô đất cạnh đó để làm cơ sở. Thế nhưng, kể từ khi SEAGames 22 kết thúc đến nay đã gần 8 năm nhưng khu đất trên vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, theo ông Long, điều khiến doanh nghiệp này bức xúc hơn cả đó là, trong khi các doanh nghiệp khác, các hộ dân sống xung quanh khu vực này đều đã được cấp giấy tờ về nhà, đất thì công ty của ông chờ đợi mãi vẫn không được giải quyết. "Có thể là do doanh nghiệp đã nhất quyết không chịu “chung chi” cho cơ quan cấp giấy chứng nhận", ông Long nói.

Kể thêm về sự quan liêu, nhũng nhiễu của cơ quan cấp giấy tờ nhà đất, một đại diện đến từ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, đơn vị này hiện có một khu đất ở phố Lò Đúc đã được Thủ tướng giao cho làm trụ sở từ lâu.

Thế nhưng, dù phải thuê tư vấn “lo” giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên nhưng hơn một năm nay vẫn chỉ là giấy chứng nhận cho thuê đất. Còn "sổ đỏ" thì không biết đến bao giờ mới có.

Bên cạnh đó, theo vị này, hiện có một số khu đất ở nhiều nơi khác còn thời hạn cho thuê, vẫn nộp thuế cho nhà nước nhưng do địa phương có quy hoạch nên cơ quan chức năng đã đột ngột ra quyết định thu hồi.

Ví dụ được ông đưa ra là Công ty Cổ phần Gỗ Chèm (Từ Liêm) thuộc Tổng công ty này dù đã được cổ phần hóa từ năm 2005 và tất nhiên giá trị khu đất đã được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Thế nhưng, hiện nay doan nghiệp này đang muốn đầu tư xây dựng tòa nhà trên lô đất này thì Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội lại không đồng ý với lý do ‘một phần khu đất đã nằm trong quy hoạch”.

“Hàng năm  chúng tôi vẫn đóng thuế sử dụng đất dù không được đầu tư, xây dựng trên khu đất đó. Đem thắc mắc này với cơ quan thuế thì nhận được câu trả lời: “nếu không chịu được thì nên đi thuê một khu đất khác”, vị này cho hay.

Đáp lại những bức xúc trên, ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cho rằng, về chủ trương, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đất đai, nhà ở.

Với trọng tâm là Đề án 30, hiện nay có hơn 5.000 thủ tục hành chính đã được rà soát để sắp tới sẽ sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ để giảm nhẹ phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, theo ông Phan, việc Chính phủ nỗ lực cải cách thủ tục hành chính là vì lợi ích của cả cộng đồng chứ không vì một nhóm lợi ích nào. Chính vì vậy, Chính phủ luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phản ánh những bức xúc, song để giải quyết thì cũng cần phải có thời gian, lộ trình và quan trọng hơn là phải thẩm định được một cách khách quan, công bằng đối với những phản ánh đó.

Hội nghị chỉ diễn ra trong thời gian nửa ngày nhưng đã có 17 ý kiến của doanh nghiệp “kể khổ” về thủ tục đất đai, nhà ở. Kết thúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Trần Đình Long cho biết, cơ quan này sẽ ghi nhận những phản ánh trên để làm cơ sở cho quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều luật liên quan đến quản lý đất đai sau này.

Theo ông Long, thông thường luật là “bất hồi tố”, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vì lợi ích và sự công bằng cho cả cộng đồng, sự hồi tố là cần thiết và cần phải được thực hiện.
 

(Theo Vneconomy)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Giấy phép điều kiện kinh doanh LPG: Chờ cho đến tháng 10
  • Cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh
  • Gỡ vướng trong huy động vốn
  • Xung quanh tranh cãi nhãn hiệu xe nhập khẩu: VCCI đề nghị hải quan công nhận là xe ô tô tải
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: Giảm thiểu tác động chủ quan
  • Cơ chế quản lý thuế riêng với doanh nghiệp lớn
  • Văn phòng công chứng: Việc nhiều, nhưng ngại rủi ro!
  • Không hoàn thuế GTGT tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%