- Vậy ông có thể nói rõ hơn về hình thức BOT và BT của dự án. Vì trước đây khi dự án bắt đầu “thai nghén” đã có sự tranh luận về nguồn vốn, vốn đối ứng?
Vì đây là dự án lớn, nên nếu gói gọn dự án BOT thì không đảm bảo tiêu chí dự án về thời gian thu phí. Dự án hầm đường bộ Đèo Cả được đánh giá là dự án mang tầm quốc gia bởi những con số ấn tượng: các phương tiện sẽ giảm được gần 1/2 quãng đường đi, thời gian qua đèo chỉ bằng 1/4 trước đây, giảm thiểu các chi phí hao mòn hư hỏng xe, ước tính mỗi năm có thể tiết kiệm được gần 5 triệu USD... Trước đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo nghiên cứu xem xét việc có thể nhập thành một BOT được không. Qua nghiên cứu, nhà đầu tư cùng với tư vấn, thiết kế Bộ GTVT đã trả lời không thể nhập thành một hình thức BOT. Phần vốn BT được coi như một phần vốn tham gia từ phía Nhà nước nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án. Đây cũng là một trong những điều kiện được các tổ chức tín dụng nước ngoài quan tâm và thể hiện sự chia sẻ của nhà nước, giảm sức ép cho chủ đầu tư. Hiện nay có một số ngân hàng của Pháp, Mỹ, Hàn Quốc đồng ý tài trợ cho dự án vay đủ, đảm bảo nguồn vốn cho xây dựng dự án. Còn để giải ngân dự án thì phải theo quy trình thông lệ quốc tế, ví dụ như lựa chọn nhà thầu, tổng thầu EPC. Khi hợp đồng đã ký kết với nhà thầu tổng thầu xong, trên cơ sở đó mới đàm phán hợp đồng tín dụng với các ngân hàng nước ngoài cho vay theo bảo lãnh của Nhà nước.
- Thưa ông, trong các dự án giao thông cũng như dự án đô thị thì việc giải phóng mặt bằng luôn là “bài toán khó”đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dự án Đèo Cả lại rất thuận do sự đồng thuận cao của lãnh đạo cũng như người dân ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Vậy ông có thể cho biết việc chuẩn bị nguồn vốn BT (nhà đầu tư huy động bằng nguồn vốn vay) cho việc giải phóng mặt bằng (GPMB) như thế nào ?
Đúng khâu GPMB là việc quan trọng của dự án, nhưng thuận lợi của dự án là nằm ở hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa được chính quyền và nhân dân đồng thuận. Bên cạnh đó dự án nằm trong khu vực rừng núi là chủ yếu nên vấn đề đất canh tác, nhà ở của dân thì vướng ít. Chúng tôi đã có những nghiên cứu, điều tra rất chặt chẽ. Công tác GPMB là việc của chính quyền địa phương nhưng nhà đầu tư sẽ phối hợp và kết hợp chặt chẽ phục vụ công tác này. Việc GPMB nhà đầu tư cũng sẽ bỏ tiền ra. Hiện nay chúng tôi đã bố trí xong vốn phục vụ công tác GPMB theo hình thức cuốn chiếu. Những phần việc thi công trước sẽ giải phóng trước và cứ tiếp tục như vậy. Trước mắt, lễ khởi công phục vụ những gói thầu BT trước, còn phần đường hầm sẽ triển khai chậm hơn một chút. Còn những khu tái định cư đã được chuẩn bị sẵn. Khu vực dành cho tái định cư được tách thành hai tiểu dự án độc lập và giao UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.
- Theo dự kiến, cuối quý III này dự án chính thức khởi công và hoàn thành cuối năm 2016. Thưa ông, chắc hẳn chủ đầu tư đã lựa chọn các nhà thầu ?
Việc lựa chọn nhà thầu về cơ bản đã xong, phần còn lại là đàm phán chi tiết để thực hiện việc ký kết với nhà thầu. Tiêu chí đầu tiên lựa chọn nhà thầu là họ phải đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, phải đảm bảo thi công những công trình tương tự hoặc có những điều kiện kỹ thuật phức tạp hoặc cao hơn. Thứ hai là điều kiện về giá thầu. Mức giá phải cạnh tranh, đảm bảo điều kiện kinh tế có lãi cho nhà đầu tư. Để đáp ứng được những điều kiện như vậy, chúng tôi sẽ lựa chọn những nhà thầu nước ngoài, Châu Âu hoặc Châu Á có kinh nghiệm và năng lực, còn những nhà thầu trong nước sẽ cùng tham gia với nhà thầu nước ngoài. Sự điều phối giữa nhà thầu với chủ đầu tư và giữa các nhà thầu phụ với nhau phải phối hợp thật tốt, trên kinh nghiệm từ những công trình đã làm.
- Thưa ông, vì sao phải chọn nhà thầu thi công nước ngoài, trong khi VN có nhiều nhà thầu đã từng làm nhiều dự án lớn tương tự ?
- Có thể nói đến nay dự án đã được hoàn tất để khởi công. Với tư cách là chủ đầu tư của một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, đặc biệt là một DN tư nhân đảm nhiệm dự án này, ông còn vấn đề gì băn khoăn, trăn trở ?
Dự án hầm đường bộ Đèo Cả được đánh giá là dự án mang tầm quốc gia. |
Tuy dự án đã được chuẩn bị kỹ từng chi tiết nhưng chúng tôi còn băn khoăn về biện pháp thi công của nhà thầu và những công trình phụ trợ xung quanh. Bởi đây là dự án không đơn thuần là phát triển giao thông mà còn là công trình phục vụ phát triển kinh tế vùng và liên vùng. Do đó, chúng tôi đặc biệt lưu ý tới vấn đề lưu thông trong giai đoạn thi công, đảm bảo quá trình lưu thông thông suốt, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư trong vùng và cảnh quan môi trường.
- Theo ông thì nguồn vốn được phê duyệt liệu có thay đổi trong quá trình thực hiện dự án do trượt giá hay biến động về giá cả ?
Như anh đã biết, Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - quốc lộ 1 được xây dựng theo hình thức BOT và BT với chiều dài 13,4 km và tổng mức đầu tư 15.603 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng hầm Đèo Cả (BOT) 10.555 tỉ đồng; kinh phí xây dựng hầm Cổ Mã, các cầu trên tuyến và đường dẫn (BT) là 4.509 tỉ đồng; chi phí GPMB 539 tỉ đồng. Mức phê duyệt trên được dự tính ở thời điểm hiện nay, còn trong quá trình thực hiện dự án phụ thuộc vào giá đầu vào – các yếu tố biến động về giá cả. Một vấn đề nữa là khi vay tiền của nước ngoài sẽ phụ thuộc vào biến động tỉ giá, giá quốc tế, giá trong nước. Và hiện nay, phần nhà thầu cũng chưa được ký kết, nên đến thời điểm ký kết có thể có thay đổi trong quá trình đàm phán trên cơ sở giá của dự án được phê duyệt và giá xác định của nhà thầu, tổng thầu, quyết định tăng, trượt bao nhiêu. Nhưng theo quan điểm của tôi, với xu hướng kinh tế chung trong và ngoài nước, nếu để càng chậm thì giá càng trượt.
- Xin cảm ơn ông !
Sự dũng cảm của những người đi đầu Các chuyên gia khẳng định, dự án hầm đường bộ Đèo Cả đã mở ra một tiền lệ nhà đầu tư là DN tư nhân đã tự đưa ra phương án mới hơn hẳn phương án cũ do chính “con đẻ” của Bộ GTVT. Đặc biệt, DN này còn tiếp cận được với ngân hàng nước ngoài để tìm vốn tài trợ chính với hình thức tín dụng có lãi suất thấp để thực hiện một dự án tầm quốc gia. Trước đó, Bộ GTVT đã giao TEDI lập báo cáo đầu tư và đã phê duyệt. Tuy nhiên, sau khi tư vấn nước ngoài của nhà đầu tư nghiên cứu và đề xuất phương án mới, phương án này có nhiều ưu điểm, hầm ngắn hơn, tránh được các vết nứt địa chất mà trong phương án cũ chưa phát hiện được. (Nếu thực hiện theo phương án cũ sẽ khó khăn trong quá trình thi công, ảnh hưởng đén chất lượng và tuổi thọ công trình). Phương án cũng đã được TEDI chấp thuận. Hơn nữa, theo các chuyên gia, mức tiết giảm chi phí tới 350 tỉ đồng so với phương án ban đầu là rất quan trọng trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu công hiện nay. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo nhà đầu tư nghiên cứu hoàn chỉnh dự án đầu tư để xem xét tiếp. Dự án hầm đường bộ Đèo Cả được đánh giá là dự án mang tầm quốc gia bởi những con số ấn tượng: các phương tiện sẽ giảm được gần 1/2 quãng đường đi, thời gian qua đèo chỉ bằng 1/4 trước đây, giảm thiểu các chi phí hao mòn hư hỏng xe, ước tính mỗi năm có thể tiết kiệm được gần 5 triệu USD... Trong dự án này, toàn bộ vốn cho công trình đều do nhà đầu tư tự thu xếp, không giống như nhiều công trình khác phần lớn do vốn ODA cấp. Dự án hầm Đèo Cả chỉ có phần đầu tư BT là nhà đầu tư bỏ vốn làm trước còn Nhà nước sẽ hoàn vốn sau, còn phần BOT nhà đầu tư vay vốn, Nhà nước bảo lãnh, tổ chức thực hiện sau đó thu phí tổ chức hoàn trả. Cũng phải thừa nhận rằng, việc một DN tư nhân quyết định tham gia cùng Nhà nước xây dựng một công trình lớn như hầm Đèo Cả có thể khẳng định là một quyết định rất dũng cảm và tự tin của các nhà đầu tư. Đặc biệt, phải ghi nhận sự “dũng cảm” của Bộ GTVT khi thừa nhận phương án mới khả thi hơn hẳn phương án cũ. Và có thể nói, với sự thành công bước đầu của dự án hầm Đèo Cả - dự án điển hình về xã hội hóa đầu tư thì với những dự án lớn hiện nay, Nhà nước nên mạnh dạn thúc đẩy sự phản biện xã hội, từ đó xem xét giao cho các DN tư nhân thực hiện. |
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com