Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến nghị không xây nhà riêng lẻ

Thực trạng tăng dân số và tốc độ đô thị hoá đang đặt Bộ Xây dựng trước những thách thức không nhỏ về hoạch định chiến lược nhà ở, quy mô vốn đầu tư để xã hội hoá quỹ nhà.

Trên 11.000 hộ dân chưa có nhà ở

Từ kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Bộ Xây dựng vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ việc hoạch định chính sách phát triển nhà ở và đề xuất giải pháp để tăng quỹ nhà. Trong 10 năm gần đây, dân số tăng thêm 9,47 triệu người, thì ở khu vực thành thị đã tăng thêm 7,3 triệu người (chiếm 77%), khu vực nông thôn chỉ tăng khoảng 2,17 triệu người (23%).

Tuy nhiên theo thống kê hiện trạng về nhà ở và điều kiện sống, hiện tại trong tổng số hơn 22 triệu hộ trên cả nước đã có nhà, vẫn còn một tỉ lệ khoảng 0,52‰ (khoảng 11.458 hộ) không có nhà. Trong đó, khu vực đô thị tỉ lệ hộ không có nhà ở khoảng 0,67‰ (4.502 hộ) và khu vực nông thôn khoảng 0,45‰ (6.956 hộ). Diện tích bình quân sàn nhà ở trên đầu người đạt 16,7m2 sàn/người, trong đó đô thị là 19,2m2 sàn/người và nông thôn là 15,7m2 sàn/người, là mức thấp so với bình quân trong khu vực. Tuy nhiên, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nhà ở được xây theo hình thức nhà riêng lẻ (chiếm 98,65%). Loại hình nhà chung cư vẫn chiếm tỉ trọng rất thấp, chỉ khoảng 1,23%. Trên toàn quốc hiện còn khoảng 3,5 triệu hộ dân sống trong những điều kiện nhà ở đơn sơ, thiếu kiên cố, cần được nhanh chóng cải tạo.

Ưu tiên phát triển nhà chung cư

Bộ Xây dựng dự báo, nhu cầu về nhà ở và vốn xây dựng sẽ tiếp tục tăng lên. Dự báo đến 2015, cả nước sẽ cần khoảng 1,9 tỉ mét vuông nhà ở và đến 2020 cần khoảng 2,4 tỉ mét vuông. Tương tự, nhu cầu về vốn khoảng 2.205 nghìn tỉ đồng đến 2015 và 1.767 nghìn tỉ đồng đến 2020. Để giải quyết nhu cầu về nhà ở, theo Bộ Xây dựng cần đẩy mạnh việc phát triển loại hình nhà ở chung cư.

Để có điều kiện tăng quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đề xuất chính sách phát triển loại hình nhà ở cho thuê. Quỹ nhà ở cho thuê sẽ được chính quyền địa phương quản lý, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia dưới hình thức được Nhà nước hỗ trợ về đất, tài chính, cơ sở pháp lý.   

(Báo Lao Động)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Luật Khoáng sản (sửa đổi): Vẫn chờ công khai thu - chi
  • Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
  • Đối thoại Hải quan và DN TP HCM: Cởi mở để tháo nút thắt
  • Ghép nhiều TTHC về bảo hiểm xã hội thành 1 thủ tục đơn giản, hiệu quả hơn
  • Thuế thu nhập cá nhân : “Đánh” vào vàng tiết kiệm
  • Sửa luật, có “kích” được thị trường bảo hiểm?
  • Thua thiệt vì làm ăn “kiểu VN”
  • Thủ tục… trói vận tải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%