Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiên quyết bịt cửa “lách” của DN nhập khẩu ô tô

Mới đây, Bộ Công Thương có Công văn số 5628/BCT-XNK gửi Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cảnh báo về một thủ đoạn gian lận mới mà một số doanh nghiệp có thể lợi dụng để tránh phải nộp thêm một số giấy tờ theo quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống áp dụng đối với xe chưa qua sử dụng.  
 
Cụ thể, những doanh nghiệp này có khả năng sẽ nhập khẩu xe ô tô loại mới, chưa qua sử dụng nhưng lại gian lận về số cây số xe đã chạy để khai báo là xe đã qua sử dụng. Để ngăn ngừa gian lận của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan địa phương xác định các căn cứ xe ô tô đã qua sử dụng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/3/2006.        
Một động thái kiên quyết khác được đưa ra từ phía Bộ Công an đối với những thủ đoạn gian lận của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô là mới đây Bộ này đã gửi Công văn đề nghị Bộ Tài chính thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1046/TTg-KTHH ngày 21/6/2010 và Thông tư số 29/2010/TT-BCT ngày 19/7/2010 của Bộ Công Thương về việc cấm nhập khẩu ô tô các loại và bộ linh kiện lắp ráp ô tô các loại chưa qua sử dụng đã bị đục sửa, đóng lại số khung, số máy trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.

Với những nguồn thông tin được cảnh báo trước và những biện pháp phối hợp kiểm tra, kiểm soát, giám sát được tăng cường thì các đối tượng nhập khẩu ô tô khó lòng “qua mặt” cơ quan Hải quan để “tuồn” xe ô tô không đầy đủ giấy tờ và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định vào Việt Nam.

Được biết, trong một số năm gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều xe ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng bị đục sửa, đóng lại số khung, số máy từ nước ngoài nhập vào Việt Nam. Mục đích của việc làm này là để thay đổi năm sản xuất, nâng đời xe gian lận về tiêu chuẩn khí thải, lừa dối người tiêu dùng, gây khó khăn cho công tác quản lý phương tiện của các cơ quan chức năng. Theo giới kinh doanh ôtô, một trong những cách “lách luật” khác của giới nhập lậu xe là khi nhập xe mới không có đầy đủ hồ sơ giấy tờ nguồn gốc xe thì hợp thức hóa bằng việc phá bỏ số khung, số máy cũ, đục và đóng lại số khung, số máy của xe ôtô cũ, đã có đăng ký tại Việt Nam. Từ đó, các loại xe ôtô mới này được tiêu thụ tại Việt Nam với giá rẻ và có thể “đội lốt” trên giấy tờ là xe cũ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Khó xử vì thuế nhập linh kiện ôtô
  • Đi tìm yếu tố cốt lõi
  • Nhập khẩu bao bì sản phẩm chức năng: một thủ đoạn gian lận tinh vi
  • Quản lý xỉ thép: Lúng túng trong xử lý
  • Thêm nhiều trách nhiệm khi bán hàng
  • Dự thảo luật giá: Nhiều vấn đề chưa thuyết phục
  • Họp và… hiệu lực điều hành
  • Hệ lụy từ... EPC
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%