Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luẩn quẩn quản giá thuốc

Bộ Y tế kiến nghị giao việc quản lý giá thuốc cho cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế - tài chính

Ngày 20-4, tại TPHCM, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức buổi họp báo cáo thực trạng giá thuốc tại VN. Đây là vấn đề người dân rất bức xúc nên cuộc họp có sự tham dự của rất nhiều lãnh đạo ngành y tế TPHCM, Bình Dương, Long An; các công ty dược, bệnh viện...

Chi phí 1 đồng, giá 20 đồng

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng thị trường thuốc tại VN hiện nay là vô cùng phức tạp, rất khó quản lý. Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng gần đây giá thuốc lại có những vấn đề hết sức bất thường, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cộng đồng. “Chi phí sản xuất viên thuốc có 1 đồng nhưng khi tới tay người dân bị đẩy giá lên gấp 20 lần là điều không thể chấp nhận. Làm sao để bình ổn giá thuốc, sửa đổi các vấn đề tồn tại là yêu cầu cấp bách” - ông Tiên bức xúc.


Người tiêu dùng luôn “đau đầu” với giá dược phẩm. Ảnh: Tấn Thạnh

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Long An, ngành hóa dược VN lâu nay quá lệ thuộc nước ngoài. Cần coi lại quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng tại VN. Tiêu dùng ở VN hiện nay không hợp lý, 1/3 số tiền bỏ ra mua thuốc là không cần thiết. Có ý kiến cho rằng giá thuốc do tự doanh nghiệp kê khai nên xảy ra tình trạng tự “đôn” giá.

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, nhìn nhận thực trạng quản lý giá thuốc tại VN hiện nay là rất khó khăn. Về cơ bản, giá thuốc tuân thủ theo quy luật chung như các hàng hóa khác, việc can thiệp vào thị trường thông qua các biện pháp hành chính chỉ là giải pháp tạm thời. Quản lý thuốc là việc nhạy cảm, vừa mang tính xã hội, tính y tế, lại vừa mang kinh tế.

Bí lối ra

Phụ thuộc vào nước ngoài

Theo Bộ Y tế, hiện nay trên thị trường VN có khoảng 22.000 mặt hàng thuốc với nhiều chủng loại, hàm lượng, quy cách đóng gói, nhà sản xuất... khác nhau. Thị trường dược phẩm VN hiện nay có đến 90% nguyên liệu và trên 50% thuốc thành phẩm phải nhập khẩu.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, hiện nay VN đủ năng lực sản xuất thuốc và chất lượng không kém với thuốc ngoại nhập. Thế nhưng, thị trường dược phẩm chúng ta vẫn “thua trên sân nhà”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá thuốc lộn xộn, biến động.

Hầu hết các ý kiến cũng cho rằng điều cần thiết lúc này là phải đưa ra những quyết sách bình ổn thị trường thuốc. Cụ thể: Tạo mọi điều kiện vực dậy nguồn thuốc nội, hạn chế sự phụ thuộc thuốc ngoại nhập, đấu thầu quốc gia về giá thuốc...

Theo ông Trần Đình Khoa, Giám đốc kinh doanh Công ty Dược Sài Gòn, ngoài vấn đề dự trữ nguyên liệu, Nhà nước nên có chủ trương ưu tiên phát triển hàng nội địa. Tuy nhiên, ông Ngô Chí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Eco, cho biết dược phẩm phải tuân thủ quy luật thị trường, thuốc có giá thấp chưa chắc đã bán được, vì vậy điều quan trọng phải tạo nguồn cung cấp dồi dào thì sẽ bình ổn giá.

Theo Bộ Y tế, trước mắt, bộ đưa ra các giải pháp nhằm bình ổn giá thuốc: tiếp tục tăng nguồn cung về thuốc; trình Thủ tướng sửa đổi kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc; trình đề án quy hoạch hệ thống phân phối và cung ứng thuốc; tăng cường thanh kiểm tra việc thực hiện quy định về thặng số bán lẻ thuốc tại nhà thuốc bệnh viện... Tuy nhiên, về lâu dài, ông Trương Quốc Cường kiến nghị việc quản lý giá thuốc đòi hỏi cơ quan quản lý phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực kinh tế - tài chính, do đó Chính phủ cần xem xét giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế-tài chính, Bộ Y tế là cơ quan chuyên ngành về y tế có chức năng phối hợp thực hiệnvà cần có sự tham gia chặt chẽ của cơ quan bảo hiểm...

(Theo Nguyễn Thạnh // Nguoilaodong Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%