Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển kinh tế tư nhân: Vẫn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún

Kinh tế tư nhân - khu vực năng động. Ảnh: Hồng Vĩnh

“Nghị quyết về kinh tế tư nhân (KTTN) rất trúng, đúng  nhưng việc cụ thể hóa chính sách chưa sâu sát, có trường hợp còn cản trở, triệt tiêu thế mạnh KTTN”.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Cao Sỹ Kiêm bày tỏ như vậy tại Hội nghị sơ kết Nghị quyết TƯ 5 (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, ngày 6-4.

Cần khơi thông

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, nhiều điểm yếu của khu vực kinh tế này vẫn chưa khắc phục được. Đó là tình trạng tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết, sau 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, kích cỡ trung bình của doanh nghiệp không tăng.

Năm 2008, bình quân mỗi doanh nghiệp tư nhân có chưa đến 30 lao động. KTTN đang rất thiếu vốn; năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và hiệu quả đầu tư thấp. Chưa kể, năng lực quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu, nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH…

Tổng Giám đốc Công ty Hợp Lực (Thanh Hóa) Nguyễn Văn Đệ bày tỏ, mặc dù đã có chuyển biến nhưng rõ ràng KTTN vẫn bị phân biệt đối xử. Vấn đề bức xúc nhất của doanh nghiệp đều là mặt bằng sản xuất. Doanh nghiệp cần đất để mở rộng mặt bằng sản xuất nhưng không tiếp cận được, trong khi nhiều diện tích đất để hoang, có đơn vị, cơ quan xin được rồi nhưng không triển khai dự án. 

Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 6% (năm 2002) lên trên 11% (năm 2008).

Tổng Giám đốc Cty Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ thì cho rằng, điều các doanh nghiệp cần là chính sách phải được khơi thông, doanh nghiệp thấy được niềm tự hào dân tộc và khát khao cống hiến cho quốc gia.

“Điểm xuất phát thấp không phải là vấn đề mà xuất phát với tâm thế nào, khát khao nào mới là cái quyết định. Nhà nước cần có chính sách chung để thúc đẩy khát vọng trong doanh nghiệp”- Ông Vũ nói.

Phải sửa chính sách

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ VN Cao Sỹ Kiêm cho rằng, phải nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý, sửa đổi, bổ sung những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan. Có như vậy KTTN mới sớm vươn lên được. Chứ hiện nay, từ nghị quyết tới các luật, nghị định và việc tổ chức triển khai là một khoảng cách.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, điều quan trọng là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, Trung ương cần có nghị quyết nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp chứ không nên xây dựng chính sách riêng cho các thành phần kinh tế. 

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, KTTN phát triển sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng tiềm lực kinh tế và giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Để phấn đấu đến năm 2015, cả nước có 1,2 triệu doanh nghiệp, đòi hỏi đội ngũ doanh nghiệp không chỉ phát triển về số lượng mà phải phát triển về chiều sâu. KTTN cần tiến mạnh vào các dịch vụ cao cấp, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định, Trung ương sẽ tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để KTTN phát triển. Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy các cấp, tổ chức Đảng tăng cường tuyên truyền, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân về chủ trương phát triển KTTN.

Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định về pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từng bước hình thành các đơn vị kinh tế tư nhân đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.   

"KTTN đã phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Giai đoạn 2000- 2008, cả nước có 330.490 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, gần 4 triệu hộ kinh doanh cá thể.

Ba năm gần đây, số doanh nghiệp thành lập mới tăng gấp 1,5 lần về số lượng và gấp 5 lần về số vốn đăng ký so với giai đoạn 2000- 2005. Số lượng doanh nghiệp tăng bình quân 22%/năm giai đoạn 2000- 2009. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2000-2008 của KTTN là 2.110 nghìn tỷ đồng, lớn hơn tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ.

Trong tổng số 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam, năm 2009, doanh nghiệp tư nhân đã chiếm 30%. Một số DN tư nhân đã phát triển thành các tập đoàn kinh tế, khẳng định được thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế."

(Theo Hà Nhân // Tienphong Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Khắc phục những bất cập trong quản lý phương tiện đường thủy nội địa
  • Cuộc chiến wolfram: Hệ sinh thái sẽ bị giết
  • 'Cuộc chiến' Wolfram - Vạch áo cho người xem lưng?
  • 'Cuộc chiến' Wolfram - Sẽ là đại công trường giữa vườn quốc gia?
  • 'Cuộc chiến' Wolfram
  • Làm nhà bằng vỏ container: Băn khoăn về chính sách
  • Cần sửa triệt để hơn
  • Không thể sửa luật bằng nghị định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%