Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một dự án ở Thanh Hóa : 6 năm “tắc” vì thủ tục

Khu đất của Dự án “xây dựng cơ sở chế tạo thùng xe ôtô vận tải, chế tạo máy nông nghiệp, dạy nghề cơ khí và sửa chữa ôtô” dù đã giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa thể thực hiện
Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) đang là một chủ trương được các bộ, ngành và địa phương đồng lòng hưởng ứng với những cam kết mạnh mẽ và quyết liệt. Nhưng câu chuyện về Dự án “xây dựng cơ sở chế tạo thùng xe ôtô vận tải, chế tạo máy nông nghiệp, dạy nghề cơ khí và sửa chữa ôtô” của Cty TNHH ôtô Mạnh Hùng tại Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hóa bị kéo dài tới 6 năm và đang có nguy cơ “chết yểu” đã khiến DN và dư luận địa phương không khỏi băn khoăn.

Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và tay nghề cao, dự án dự kiến sẽ dào tạo hàng trăm thợ cơ khí cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo công ăn việc làm ổn định, có thu nhập cao cho hơn 150 lao động trên địa bàn. Người dân xã Quảng Thịnh đang thấp thỏm mong đợi từng ngày dự án triển khai, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Dân ủng hộ, Chinh phủ khuyến khích

Dự án đã được triển khai từ tháng 5/2004 với Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho thuê hơn 17 nghìn m2 đất tại xã Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hóa. Nhưng cũng phải đến năm 2007, dự án mới chính thức được phê duyệt mặt bằng xây dựng. Sau nhiều năm bị kéo dài thời gian với những lý do khác nhau, quý 3/2009, Cty Mạnh Hùng tiếp tục có tờ trình xin nâng cấp, mở rộng dự án và tăng vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng lên 295 tỷ đồng đổi tên thành “Khu liên hợp sản xuất và dạy nghề cơ khí công nghệ cao”.

Xuất phát từ mục tiêu phát triển công nghiệp kết hợp với đào tạo nghề cơ khí về vùng nông thôn nông nghiệp, dự án đã nhận được sự ủng hộ tích cực của nhiều cơ quan tổ chức ở trung ương cũng như bà con nông dân tại địa phương. Đại diện cho một tổ chức có uy tín của Nhật Bản cũng đã sang tận nơi và đồng ý cung ứng thiết bị và nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho dự án.

Trong khi Chính phủ phải chi gần 2 tỷ USD cho hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn, dự án được xem như một mô hình xã hội hóa đào tạo nghề hiệu quả tại đây. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – GĐ Cty TNHH ôtô Mạnh Hùng: sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân Quảng Thịnh thể hiện rõ qua việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án. Hiếm có dự án nào có thể hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng trong vòng chưa đầy 2 tháng. Kể từ khi Sỏ Xây dựng Thanh Hóa ra “tối hậu thư” đầu tháng 10/2009 yêu cầu DN phải hoàn tất thủ tục trước ngày 9/12/2009, DN đã hoàn tất thủ tục bồi thường và các thủ tục liên quan trước 10 ngày.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền Cty Mạnh Hùng đã đầu tư vào dự án khoảng trên 5 tỷ đồng. Cty đã hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của các sở ban ngánh Thanh Hóa như: giấy phép đầu tư, thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, giấy xác nhận môi trường và hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng cho gần 40 hộ dân, các hồ sơ chuyển nhượng đất, nộp thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân để được làm thủ tục thuê đất... 

“Tắc” ở địa phương

Tuy nhiên, sự nỗ lực hoàn thành dự án của Cty đã hoàn toàn trở nên vô nghĩa khi các cơ quan chức năng không có thiện chí. Theo phản ánh của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Sở Xây dựng liên tiếp ra nhiều công văn, bắt bẻ những chi tiết nhỏ đề đình chỉ dự án như: Tên công trình không phù hợp với nội dụng được duyệt tại mặt bằng quy hoạch; nội dung thiết kế cơ sở công trình chưa đúng với quy định; chưa xác định cụ thể các chức danh tư vấn kèm...

Thực tế để bắt lỗi từ những chi tiết nhỏ không quan trọng của hồ sơ thì cũng chẳng khác nào... cái mẹo hành DN. Theo Luật sư Lê Quốc Hiền – Trưởng văn phòng luật Quốc Tín: “Với lý do tên công trình không phù hợp mặt bằng quy hoạch, cụ thể là tên của dự án mới được Cty Mạnh Hùng nâng cấp, mở rộng có nội dung dạy nghề nhưng mặt bằng quy hoạch lại không có nội dung này nên Sở Xây dựng không chấp nhận. Đây là lỗi của Sở Xây dựng, bởi vì nội dung dạy nghề của dự án đã có trong văn bản chấp thuân địa điểm của tỉnh năm 2004. Đến tháng 9/2009, Cty Mạnh Hùng có tờ trình xin nâng cấp, mở rộng dự án “Khu liên hợp SX và dạy nghề cơ khí công nghệ cao” là có cơ sở đã được Sở KH &ĐT trả lời tại Công văn số 2373 ngày 22/12/2009 là phù hợp với chính sách của Nhà nước. Tại biên bản hội nghị ngày 9/4/2010, Sở Xây dựng thừa nhận thiếu sót của mình vì đã không hướng dẫn DN bổ sung cụm từ “dạy nghề”. Vậy cơ quan quản lý phải hướng dẫn DN hoàn thiện hồ sơ để dự án nhanh chóng được triển khai, chứ sao lại chỉ vì những chi tiết nhỏ của thủ tục mà hủy bỏ cả dự án ?

Tuy nhiên, Sở Xây dựng vẫn tham mưu cho UBND tỉnh ra Công văn 334 ngày 1/1/2010 tạm dừng dự án khiến dự án có nguy cơ “chết yểu”, DN thì đứng bên bờ “phá sản”. Tính đến nay gần 7 tháng, việc khiếu nại của Cty Mạnh Hùng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trao đổi với DĐDN, ông Hùng than thở: “tâm huyết bao năm đầu tư về quê nhà của tôi có nguy cơ tan thành mây khói. Một số người bạn chủ DN của tôi biết chuyện đều cảm thấy nản lòng. Có người còn nói, đừng dại mà đầu tư vào Thanh Hóa”.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%