Rác thường xuyên được nhập từ nước ngoài về qua cảng Hải Phòng |
Trước đó, vào ngày 2/6, tại kho cảng Green Port, Cục Hải quan Hải Phòng tiến hành kiểm tra 3 container nhựa phế liệu từ Hàn Quốc, theo tàu Liberty Star chuyến 054S cập cảng Green Port Hải Phòng vào ngày 12/2/2010, sau đó chờ tái xuất đi Trung Quốc. Quá trình kiểm tra cho thấy, hàng hóa là rác thải nguy hại, lẫn nhiều tạp chất, không đủ điều kiện nhập khẩu và tạm nhập tái xuất. Đơn vị làm dịch vụ tạm nhập tái xuất là Công ty Phúc An Thịnh, ở 1/89 Lê Lợi, Ngô Quyền, đã có công văn từ chối nhập lô hàng này với lý do hàng không đúng hợp đồng mua bán.
Vào thời điểm hiện tại, qua rà soát tại cảng Hải Phòng, lực lượng chức năng phát hiện hơn 300 container có dấu hiệu vi phạm Luật bảo vệ môi trường, quá thời gian làm thủ tục... đang lưu bãi! Hầu hết các DN đứng tên chủ hàng đã có văn bản từ chối nhận hàng. Hiện Hải Phòng đã phải thành lập tổ công tác liên ngành để xử lý số hàng phế thải tồn đọng trên.
Lách luật (?)
Hiện tình trạng rác thải công nghiệp nhập về Hải Phòng đang diễn biến rất phức tạp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã mạnh tay xử lý nhưng chưa thể chặn đứng được. Nguyên nhân: do việc vận chuyển, nhập khẩu "rác" của các nước tiên tiến thải ra cho lợi nhuận rất cao nên các DN, cá nhân trong nước cố tìm mọi cách để ... "lách luật"! tìm mọi thủ đoạn, ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau với danh nghĩa hợp pháp... để thu lợi bất chính! Thủ đoạn chính mà bọn tội phạm sử dụng là vận chuyển hàng hóa vi phạm vào Việt Nam dưới hình thức ký hợp đồng XNK hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3. Hàng hóa mà các chủ hàng khai trên vận đơn thường là những hàng hóa rẻ tiền như cá khô, vỏ sò, rong biển, nhựa… là loại hàng hóa ít bị kiểm tra, thậm chí là hàng hóa trong danh mục thuộc luồng xanh, được miễn kiểm tra theo luật hải quan. Nội dung hợp đồng, và thủ tục khai báo hải quan đều thể hiện là những mặt hàng hợp pháp. Nhưng thực chất, bên trong đều là các container...phế thải! Khi bị phát hiện, các DN trong nước đứng tên người nhận lại từ chối nhận hàng với lý do: hàng không đúng hợp đồng, chủ hàng nước ngoài, gửi... nhầm địa chỉ, để giũ bỏ trách nhiệm! Do đó, cơ quan chức năng khó lòng truy cứu trách nhiệm chủ hàng!
Theo một lãnh đạo Hải quan Hải Phòng cho rằng: “Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý loại hàng hóa này rất khó khăn. Một ngày với lượng xuất, nhập tới vài trăm container, Hải quan không thể có nhiều người để kiểm tra tất cả số container này được. Mặt khác trang thiết bị còn thiếu thốn dẫn đến việc phát hiện việc vi phạm rất khó khăn...”
Hiện nay, các đơn hàng vận chuyển hàng hóa vi phạm vào Việt Nam dưới hình thức tạm nhập, tái xuất thì hầu hết các DN nước ngoài thể hiện trên packing list đều là những DN “ma” ở các nước xuất xứ và nước nhập khẩu. Khi thông qua kênh interpol kiểm tra, xác minh đều không xác định được chủ thể vi phạm. Mặt khác, các DN vi phạm thường dùng thủ đoạn xếp hàng có vi phạm ở trong và hàng hóa... đúng với quy định che phủ ở bên ngoài!
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com