Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NĐ 107: 'Gỡ' hay 'thắt" đối với doanh nghiệp kinh doanh gas?

Các doanh nghiệp kinh doanh gas đang mong mỏi Chính phủ sẽ tạm ngừng hiệu lực NĐ 107 để sửa đổi và bổ sung

Với việc ban hành nghị định 107/QĐ - CP, ngành kinh doanh gas chính thức bị đưa vào guồng quản lý mới. Chính phủ hi vọng sẽ quản lý được việc cung cầu gas trên thị trường, hạn chế được thực trạng gas giả, gas lậu.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những quy định của NĐ 107 là quá chặt, sẽ gây ra những hậu quả không đáng có đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ xảy ra tình trạng cá lớn nuốt cá bé. 

Hiện, gần 100 doanh nghiệp kinh doanh gas thuộc nhiều tỉnh trên cả nước đang chạy nước rút nhằm đáp ứng yêu cầu của NĐ 107, nhưng chính chính sự thiếu thực tế trong NĐ này đang khiến nhiều doanh nghiệp “tụt hơi” và thực sự lo lắng trước nguy cơ phá sản. 

Theo ông Nguyễn Văn Viễn - Giám đốc Công ty CP Thương mại và phát triển Thăng Long gas, tỉnh Thái Nguyên, NĐ 107 yêu cầu phải có đủ bồn chứa 800m3 là không cần thiết vì hiện nay nhiều doanh nghiệp dùng 30-60m3 đã là đủ, thậm chí có doanh nghiệp còn dư thừa. Các doanh nghiệp vùng sâu vùng xa như Thái Nguyên, Tuyên Quang…thì con số 800m3 lại càng không cần.

NĐ 107 quy định, “Có tối thiểu 300.000 chai LPG các loại, có kho bãi 3.000m3”. Tuy nhiên, theo phản hồi của các doanh nghiệp kinh doanh gas, đây là điểm thiếu thực tế bởi việc "ép" các doanh nghiệp phải phát triển con số 300.000 vỏ chai từ giờ cho đến tháng 9 là thiếu thực tế. Hiện, cả nước chỉ có 6-7 doanh nghiệp kinh doanh gas hoạt động khoảng 6,7 năm nay mới chỉ đạt khoảng 200.000 vỏ. Theo ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Công ty TNHH Gas Thăng Long, Công ty Gas Thăng Long phải mất khoảng hơn 2 năm để phát triển thị trường mà mới chỉ đạt khoảng 100.000 vỏ bình. "Nếu phát triển nữa thì cũng phải mất một thời gian tương ứng để đạt được lượng vỏ bình lớn hơn" - ông Tiến cho biết.

Hiện tại, các doanh nghiệp có cố gắng cũng chỉ đạt khoảng 100.000 vỏ bình gas. Ngoài ra, trong tháng 9, không có nhà máy nào sản xuất kịp cho hàng trăm doanh nghiệp tăng số lượng vỏ lên con số 300.000. Họa chăng chỉ có các doanh nghiệp thật lớn mới có được chứ các doanh nghiệp bé có nằm mơ cũng không dám nghĩ.

Mục đích ra đời của NĐ 107, một phần là để bình ổn giá gas trên thị trường theo phản hồi của các doanh nghiệp, nếu NĐ này được thực thi thì chỉ còn khoảng 5 doanh nghiệp lớn đáp ứng đủ điều kiện. Còn lại, các doanh nghiệp bé sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể phá sản. Nghĩa là, sau 30/9/2010 hàng loạt các doanh nghiệp không đủ điều kiện theo NĐ 107 sẽ hạ cấp từ đại lý cấp 1 xuống thành đại lý phân phối gas và như vậy thị trường sẽ bị chi phối bởi số ít những doanh nghiệp này. Và, nếu như doanh nghiệp bé không có bãi chứa như quy định thì sẽ phải đi thuê đất ở những doanh nghiệp lớn, sẽ hình thành thêm những chủ kho, chủ đất. Nguy hiểm hơn là nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể lợi dụng các bình gas trôi nổi trên thị trường bằng cách tái sử dụng...

Ngoài ra, việc sáp nhập các doanh nghiệp gas vào với nhau là điều không tưởng, bởi có quá nhiều vấn đề khó giải quyết như việc làm, tài chính... Trường hợp hạ cấp thành đại lý thì toàn bộ hệ thống kho, bãi của doanh nghiệp sẽ không cần nữa và hậu quả sẽ khôn lường. Không những vậy, doanh nghiệp bị mang tiếng là bội tín với ngân hàng, bởi trong điều kiện vay vốn, doanh nghiệp ghi rõ mục đích vay là đầu tư vỏ bình và đầu tư xây dựng nhà máy triết nạp.

Có thể thấy rằng, NĐ 107 ra đời không theo một trình tự nhất định, đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp không được tham gia đóng góp ý kiến thông qua đại diện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chính vì vậy, NĐ đã không sát với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh gas.

Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam, Chính phủ cần tạm ngừng hiệu lực của NĐ 107 để sửa đổi và bổ xung NĐ này cho phù hợp với thực tế.

(Theo Nguyễn Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%