Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng giả, hàng nhái kìm hãm phát triển thương hiệu, thị trường

Theo ngành chức năng, 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã xử lý hơn 40 nghìn vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái. Trong đó, sản xuất, buôn bán hàng giả là 9.224 vụ, chiếm khoảng 22% số trường hợp vi phạm.

Nguyên nhân chính để hàng giả, hàng nhái vẫn có "đất" sống là do chế tài chưa đủ mạnh. Đặc biệt, vấn nạn này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD) và nhà sản xuất chân chính, mà còn là rào cản với các doanh nghiệp (DN) trong việc tìm thị trường, phát triển thương hiệu.
 

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, ở nước ta, hàng hóa không phân biệt giá trị lớn hay nhỏ, công nghệ cao hay thấp đều có thể bị làm giả, làm nhái. Trong đó, các mặt hàng thuộc nhóm lương thực, thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng bị làm giả, làm nhái nhiều hơn cả. Bởi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái tạo ra "siêu" lợi nhuận, nên có sức "hút" nhiều đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, để khẳng định hàng giả, cần phải giám định, nhưng trên thực tế nhiều vụ vi phạm khi phát hiện lại không thể giám định được, vì hàng hóa có nguồn gốc từ các nước không đăng ký chất lượng tại nước ta. Hàng hóa không có ai xác nhận là giả, vì không có đại diện của nhà sản xuất... Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đánh giá, thời gian qua, hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn khá công khai. Đặc biệt, hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc giả mạo sản xuất tại Việt Nam đang có xu thế tăng. Đầu tháng 8-2010, ngành chức năng đã phát hiện kho hàng tại số 15 phố Cao Thắng (Hà Nội) có 5.000 áo may ô, 6.000 đôi tất chân là hàng nhái các sản phẩm của các công ty dệt may trong nước...

Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh một số NTD mua nhầm phải hàng giả do không phân biệt được, vẫn có không ít NTD biết mình đang mua, bán hàng giả, hàng nhái, song vẫn chấp nhận. Chị Nguyễn Hải Lý, đang chọn mua túi xách tại một cửa hàng trên phố Bà Triệu cho biết: "Tôi biết những chiếc túi xách mình đang chọn là hàng nhái của một thương hiệu nổi tiếng, song tôi vẫn mua vì hình thức đẹp, giá rẻ; nếu mua hàng chính hãng giá lại quá đắt...". Với cách nghĩ ấy của người NTD, hàng giả, hàng nhái đã được tiếp tay và còn "đất" để tồn tại.

Thực tế trên khiến các DN sản xuất chân chính lo ngại. Hàng giả, hàng nhái bày bán tràn lan không chỉ gây thiệt hại cho NTD, mà còn là rào cản với các DN sản xuất hàng nội, nhất là trên bước đường phát triển thị phần tại "sân nhà". Phải chăng, nguyên nhân chính khiến cho tình trạng hàng nhái, hàng giả vẫn tràn lan là do chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe với các trường hợp vi phạm. Các chuyên gia cũng nhận định, nhiều chủ sở hữu sản phẩm vẫn chưa chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Thậm chí, không ít DN còn chưa chủ động phát hiện và ngăn chặn các sản phẩm làm giả, không phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát do sợ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng...

Nhận thức được hàng hóa bị làm nhái, làm giả không chỉ làm ảnh hưởng đến NTD, mà còn gây thiệt hại cả về thương hiệu, doanh thu cho các DN sản xuất chân chính, các DN cần sớm có biện pháp giúp NTD nhận biết hàng thật, hàng giả. Bên cạnh đó, ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền giúp NTD có đủ thông tin khi lựa chọn sản phẩm, tránh mua phải hàng kém chất lượng.
 
Nhận biết hàng giả
Giả về chất lượng và công dụng (hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng nguồn gốc, tên gọi và công dụng); giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì (hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ, của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại, hoặc giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì); giả mạo về sở hữu trí tuệ (hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý...); các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả (gồm các loại đề can, nhãn, bao bì, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành... có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói...).

(Theo Thắng Ngọc // Hanoimoi Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Doanh nghiệp và giấy tờ nhà, đất: Những "tố khổ" bất ngờ
  • Giấy phép điều kiện kinh doanh LPG: Chờ cho đến tháng 10
  • Cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh
  • Gỡ vướng trong huy động vốn
  • Xung quanh tranh cãi nhãn hiệu xe nhập khẩu: VCCI đề nghị hải quan công nhận là xe ô tô tải
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: Giảm thiểu tác động chủ quan
  • Cơ chế quản lý thuế riêng với doanh nghiệp lớn
  • Văn phòng công chứng: Việc nhiều, nhưng ngại rủi ro!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%