Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NĐ 51: "Quàng" thêm nhiều việc cho doanh nghiệp

Tại hội thảo góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (NĐ 51) được tổ chức mới đât tại Hà Nội, nhiều luật gia, doanh nghiệp đều đồng ý với sự cải cáchcủa NĐ 51 khi đã giao quyền và trách nhiệm cho các DN, cơ sở kinh doanh trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn phục vụ kinh doanh.Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng sau khi ban hành Nghị định đã thể hiện một số quy định không hợp lý, khó thực hiện, trao thêm trách nhiệm cho doanh nghiệp…

Hãy để các DN tự lựa chọn phương án phù hợp

Góp ý tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biếtHội tư vấn thuế nhất trí về cơ bản Thông tư dự thảo về kết cấu các chương, Điều, nội dung  hướng dẫn chi tiết, các biểu mẫu... Tuy nhiên bà cũng đưa ra một số góp ý như tại phần d thuộc Điều 4 về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua. Bà Cúc cho biết, trong thực tế có nhiều công ty tên đầy đủ rất dài: Ví dụ Công ty TNHH tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu tổng hợp Lan Hương ... khi viết hóa đơn rất phức tạp. Do đó bà cho rằng nên viết tắt tên của DN như: KPMG, A&C, AFC...trong hóa đơn để giảm thủ tục khi lập hóa đơn.

Bà cũng góp ý đối với Điều 6 về tạo hóa đơn tự in. Theo bà phần quy định: Các DN đủ điều kiện đã phát hành hoá đơn tự in trong thời gian trên 12 tháng nếu chia tách thành những DN có số vốn điều lệ dưới mức quy định nêu trên vẫn được tiếp tục sử dụng hoá đơn tự in” là chưa rõ nghĩa bởi nếu chia tách thành các DN khác thì phải in hóa đơn khác không thể tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ.

Luật gia Vũ Xuân Tiền - Ủy viên BCH Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Công ty tư vấn VFAM Việt Nam cũng góp ý đối với Điều 6 ở một khía cạnh khác. Tại tiết 1.1, mục c, khoản 1 quy định về đối tượng được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế phải là: DN có mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên. Theo ông Tiền cần xem lại tính hợp lý của quy định này bởi ông cho rằng, không có tài liệu nào chứng minh rằng, vốn điều lệ của DN càng cao thì DN càng phát hành nhiều hóa đơn. Trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp đang chứng minh ngược lại. “Một DN có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, một tháng sử dụng tới 5 quyển hóa đơn bằng 250 số, còn một DN kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, một năm chỉ sử dụng chưa hết 50 số hóa đơn” – Luật gia Vũ Xuân Tiền nêu thực tế.

Ông cũng chỉ ra sự bất cập khi quy định "mức vốn điều lệ đã được hạch toán kế toán" thì làm thế nào để xác nhận được đó là số vốn "đã được hạch toán kế toán"? Bởi lẽ theo ông, báo cáo tài chính của các DN nhỏ và vừa hiện nay đều chưa bắt buộc phải kiểm toán. “Các cán bộ thuế có đủ khả năng và thời gian để kiểm tra điều đó không? Điều gì sẽ xảy ra khi phải tổ chức việc kiểm tra xác minh chỉ tiêu đó để cho DN được tự in hóa đơn?” – ông Tiền tỏ ra lo lắng trước những câu hỏi nêu ra. Và để tránh tình trạng nhiêu khê trên ông đề nghị:“Từ những lý do trên, đề nghị bỏ điều kiện về mức vốn điều lệ như dự thảo Thông tư. Hãy để cho các DN tự lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện của mình”.

Nhiều quy định gây khó khăn cho DN

Nhận xét về việc quản lý hóa đơn, luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng đây là lĩnh vực từ lâu đã rất phức tạp trong quản lý với những thủ tục nhiêu khê, phiền hà, gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc của các cơ sở kinh doanh. Song, tình trạng gian lận trong quản lý, sử dụng hóa đơn, việc mua bán hóa đơn...vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Ông hoan nghênh sự cải cách rất thiết thực khi NĐ 51 đã giao quyền và trách nhiệm cho các DN, cơ sở kinh doanh trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc chuyển từ sự quản lý rất chặt chẽ của cơ quan thuế sang việc các DN tự quyết định trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn, trong điều kiện sự minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội chưa thật được tôn trọng, lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông còn quá lớn... cũng đặt ra không ít những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết, với một lộ trình hợp lý cả với cơ quan quản lý thuế và các DN, cơ sở kinh doanh.

Cụ thể, với khoản 1 Điều 4 quy định về "Nội dung bắt buộc trên hóa đơn" thì cần làm rõ đó là những nội dung bắt buộc phải có khi phát hành hay ngay khi đặt in? Nếu là bắt buộc khi phát hành thì hợp lý, nhưng nếu là bắt buộc khi đặt in thì không hợp lý. Bởi lẽ, khi đặt in, chưa thể có các thông tin cụ thể như: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ...Trong khi đó, khoản 1 Điều 8 của dự thảo Thông tư lại quy định: "Hoá đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn có nội dung theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này". “Đó là quy định không có tính khả thi, các DN sẽ không thể đặt in hóa đơn được vì không thể cung cấp được những thông tin chưa có” – ông Tiền khẳng định.

Một vấn đề không kém phần quan trọng đối với các thông tin bắt buộc phải có khi đặt in hóa đơn là địa chỉ của người bán. Nếu bắt buộc phải in địa chỉ của người bán vào hóa đơn ngay khi in chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều hóa đơn bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho DN và phức tạp cho quản lý. Bởi lẽ, hiện nay có rất nhiều DN nhỏ và siêu nhỏ đang phải thuê trụ sở làm việc. Những DN này thường phải di chuyển rất bất ngờ do chủ nhà cho thuê chấm dứt hợp đồng hoặc do bị cấm sử dụng nhà chung cư làm văn phòng công ty. Do đó, xin đề nghị cho phép chỉ in tên, mã số thuế của doanh nghiệp, còn địa chỉ DN sẽ khắc dấu và đóng vào hóa đơn hoặc in từ máy tính khi phát hành. Như vậy, DN có thể đặt in với số lượng lớn và sử dụng được ngay cả khi có thay đổi địa chỉ trụ sở.

Nhận xét một cách tổng thể, đại diện Công ty luật TNHH VLC cho rằng, NĐ 51 đã thể hiện một số quy định không hợp lý, khó thực hiện, trao thêm trách nhiệm cho DN, trong khi DN đã và đang phải đảm nhiệm trách nhiệm khá nặng nề như tìm cách sản xuất, kinh doanh sao cho tốt để đảm bảo không thua lỗ, lương bổng cho người lao động sao cho đảm bảo cuộc sống của họ, vật liệu, sản phẩm đầu ra đầu vào…

(Theo Hồ Hường // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Dự án xử lý rác tại huyện Đất Đỏ: Vướng vì... đơn vị tính toán
  • Đề nghị chỉnh sửa 4.000/5.000 thủ tục hành chính được rà soát
  • Tranh chấp hợp đồng giữa công ty Việt Hàn và K.P.I: Bỏ cuộc vì bị xử ép!
  • Việc tố cáo trạm thu phí Xa lộ Hà Nội: Giải thích chưa thỏa đáng
  • Doanh nghiệp nào phải bỏ hơn 100 tỷ đồng mua vỏ bình ga?
  • Bồi thường “lãi mất hưởng”
  • “Bẫy” thầu giá rẻ: Không thể đổ lỗi do cơ chế
  • Thống nhất phương án chia tiền đền bù của Vedan cho nông dân TPHCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%