Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nên cải tiến cách thức công khai thủ tục hành chính

Hiện nay ở một số địa phương cấp phường, quận, người dân gặp khó khăn, bất cập trong việc tra cứu các thủ tục hành chính (TTHC) mặc dù các thủ tục này đã được công bố công khai ở trụ sở cơ quan cấp phường, quận.

Công dân tìm hiểu về TTHC tại vị trí niêm yết

Tâm huyết với những thành công bước đầu của Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30), ông Nguyễn Văn Tuấn (Đội Cấn, Hà Nội) đã đóng góp một số ý kiến về cách thức công khai TTHC nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong chính sách và TTHC để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Cách thức công khai TTHC còn “làm khó” người dân

Ông Tuấn cho rằng, mục đích của công khai TTHC là để dân biết, dân thực hiện các TTHC cần thiết mà cơ quan chức năng yêu cầu và cũng là để kiểm tra cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ. Nếu cách công khai không rõ ràng, người dân sẽ không biết để làm theo và cũng không kiểm tra được. Như vậy dễ nảy sinh tiêu cực như kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ hoặc tự đặt ra thêm thủ tục giấy tờ, gây khó cho người dân...

Thực tế hiện nay, tại UBND các phường và quận trên địa bàn Hà nội đang thực hiện công khai TTHC theo Quyết định số 4493/QĐ-UB và Quyết định 4494/QĐ-UB ngày 31/8/2009 của UBND Thành phố Hà Nội. Theo đó, quận, huyện có 298 thủ tục; xã, phường có 155 thủ tục. Nhưng người dân muốn xem TTHC mà mình cần lại rất khó khăn do “cách thức công khai”.

Theo ông Tuấn, có phường niêm yết trên bảng cả quyển "Bộ thủ tục hành chính thực hiện tại cấp xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội" dày 328 trang. Vì thế người xem phải ở tư thế đứng hoặc cúi khom, "tay giữ các tờ trên, tay lật các tờ dưới" tìm TTHC mà mình cần.

Có nhiều phường chia nhỏ Bộ TTHC theo từng lĩnh vực nhưng lại không có mục lục để tra tìm. Lại có phường niêm yết trên bảng có kính bảo vệ bên ngoài, ai muốn xem thì phải kéo kính lùa tay vào một bên để lật xem từng trang bên dưới. Có phường vừa niêm yết trên bảng, vừa đưa lên máy vi tính nhưng không có hướng dẫn cách tra tìm…

Tại các UBND quận thì có quận vừa niêm yết TTHC trên máy vi tính, vừa niêm yết trên bảng cả tập dày theo từng lĩnh vực nhưng không có mục lục để tra tìm, người xem cũng phải đứng ở tư thế "tay giữ các tờ trên, tay lật tìm các tờ dưới" để xem. Có quận chỉ niêm yết trên máy vi tính, không niêm yết trên bảng.

Bởi thế, để mọi người có thể dễ dàng xem thủ tục hành chính, ông Tuấn góp ý cần phải cải cách “cách công khai” sao cho đơn giản, ngắn gọn, hiệu quả, nhằm phục vụ thiết thực cho người dân.

Đề xuất 3 hình thức công khai

Theo đề xuất của ông Tuấn, cách công khai TTHC có thể thực hiện bằng 3 hình thức như sau:

Hình thức 1: Niêm yết tại bàn viết dành cho người dân (đặt tại bàn thay vì gắn trên bảng) để người xem được ngồi thoải mái. Cần chia nhỏ quyển Bộ TTHC theo từng lĩnh vực thành 1 tập (đánh số trang từng tập), có mục lục tra cứu TTHC xếp ở trên để dễ tìm (các lĩnh vực ít TTHC thì có thể ghép chung. Nên ép plastic từng trang, nếu phóng to thành khổ A3 thì càng tốt).

Hình thức 2: Niêm yết trên bảng. Tùy theo điều kiện của từng nơi để chọn một số (ít hay nhiều) TTHC thường xuyên sử dụng để soạn theo từng lĩnh vực, lược gọn lại chỉ gồm 5 mục, trình bày theo hàng ngang có các cột như sau: / Mã số / Thủ tục / Thành phần, số lượng hồ sơ / Thời hạn giải quyết / Lệ phí /. Ngoài số thủ tục và 5 mục trên, ai có nhu cầu xem các thủ tục khác hoặc các mục khác thì mời xem trong bộ TTHC đặt tại bàn viết dành cho người dân. Hình thức công khai và cách trình bày này rất rõ ràng, dễ xem và nhiều người có thể cùng xem.

Hình thức 3: Niêm yết trên máy tính. Cần có hướng dẫn cách tra tìm cụ thể và phải có thêm hình thức công khai 1 và 2 như trên để phòng khi máy tính gặp sự cố hoặc mất điện thì vẫn phục vụ được khi cần thiết.

Tại mỗi nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính cần phải có hình thức công khai 1 và 2. Nơi nào thực hiện công khai bằng hình thức 3 thì vẫn phải thêm hình thức công khai 1 và 2.

Như vậy, theo ông Tuấn, cách công khai TTHC cũng cần đặt ra trong công tác cải cách hành chính. Cách thức công khai mà người dân khó xem, khó tiếp cận để biết mà làm theo thì rất cần phải cải tiến ở ngay cấp quận, huyện.

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Thời điểm chuyển giao rủi ro
  • Tỷ giá tính thuế theo quy định nào?
  • DN có vốn đầu tư nước ngoài: Cảnh giác khi thuê đại lý thủ tục hải quan
  • Rắc rối... khấu trừ
  • Có nên để doanh nghiệp tự in hóa đơn?
  • Nhanh và chậm
  • Thông tư 13: Không lùi, nhưng điều chỉnh?
  • Thị trường bất động sản: Mắc mớ thuế giá trị gia tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%