Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Núp” hội chợ, triển lãm, hàng tiêu dùng “lọt cửa” giấy phép

Nhiều doanh nghiệp đã khai là hàng phi mậu dịch để tránh xin giấy phép
Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình phi mậu dịch do không bị điều chỉnh bởi chính sách mặt hàng nên doanh nghiệp nhập khẩu với số lượng và trị giá lớn, có những lô hàng trị giá lên đến vài trăm triệu đồng nhưng không phải xin giấy phép nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành thì hàng hóa tạm nhập khẩu, doanh nghiệp bán trong hội chợ, triển lãm nếu có hợp đồng thương mại, cơ quan hải quan thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai theo loại hình kinh doanh và ngược lại không có hợp đồng thì đăng ký theo loại hình phi mậu dịch. Một số doanh nghiệp đã khai báo hàng tiêu dùng theo loại hình phi mậu dịch để không phải xin các loại giấy phép.

Tại thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đưa vào hội chợ, triển lãm thì các mặt hàng thuộc diện quản lý có điều kiện như phải xin giấy phép nhập khẩu tự động, giấy chỉ định, ủy quyền của hãng sản xuất hoặc hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm dịch…lại không bị điều chỉnh bởi các chính sách mặt hàng của các Bộ quản lý chuyên ngành (ví dụ như: rượu, mỹ phẩm, máy tính xách tay, điện thoại di động không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Y tế…).

Sau khi nhập hàng về, do các cơ quan quản lý phối hợp chưa chặt chẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bán, tặng hàng giới thiệu sản phẩm, hàng quảng cáo, hàng trưng bày cho thương nhân, cá nhân đến thăm quan, mua sắm tại hội chợ, triển lãm và khai báo với cơ quan hải quan trên tờ khai phi mậu dịch với loại hình là quà biếu, tặng. Đến khi hết hạn triển lãm, hội chợ, do doanh nghiệp đã bán hết hàng cho thương nhân và người tiêu dùng Việt Nam nên cơ quan hải quan không thể yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy phép hoặc đăng ký kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đây chính là kẽ hở để một số doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu vào Việt Nam các loại hàng hóa tiêu dùng vốn được Nhà nước ta quản lý chặt chẽ ở khâu nhập khẩu.

Để ngăn chặn tình trạng trên, một số Cục Hải quan đã kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, trao đổi với các Bộ quản lý chuyên ngành để có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình nhập khẩu phi mậu dịch (nói chung) và loại hình nhập hội chợ - triển lãm (nói riêng), đã tạm nhập vào Việt Nam nhưng không tái xuất.

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Xem lại tiêu chuẩn kế toán trưởng
  • Mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: DN phải tự chứng minh
  • Nhiều khoản thuế chưa phù hợp với doanh nghiệp
  • Chính sách trọng dụng nhân tài: Lúng túng, chưa làm được
  • Quy hoạch treo : Mắc mớ... giải phóng mặt bằng
  • Chỉ cách một tầng, đơn vòng vèo hai năm?
  • Luật Đấu thầu không bảo vệ nhà thầu trong nước?
  • Luật Sở hữu trí tuệ: Nên bảo hộ Slogan theo 1 cơ chế riêng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%