Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ôtô tạm nhập không tái xuất: Siết chặt quản lý

Lượng ôtô tạm nhập tái xuất vào VN chủ yếu có xuất phát từ Lào và Campuchia
Thông tin từ ngành hải quan cho biết, hiện nay đang tồn tại một thực tế có nhiều đối tượng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất để NK ôtô về VN sử dụng mà không tái xuất như quy định của pháp luật. Hiện tượng này đang gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý.

Theo ghi nhận của ngành hải quan, lượng ôtô tạm nhập tái xuất vào VN chủ yếu có xuất phát từ Lào và Campuchia. Việc tạm nhập tái xuất này được thực hiện theo các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ và các hiệp định, nghị định song phương giữa nước ta với các nước.

Tạm nhập để hợp thức hóa ?

Số lượng thống kê của cơ quan hải quan từ năm 2007 đến giữa năm 2010 cho thấy, cả nước có 1.906 xe (loại 4 chỗ đến 7 chỗ) tạm nhập tái xuất có nguồn gốc từ Lào và Campuchia, đến nay đã quá hạn quy định nhưng không được tái xuất. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có 332 xe tạm nhập từ Lào quá hạn nhưng chưa được tái xuất, trong đó địa bàn NK chủ yếu là Hà Tĩnh (107 xe), Quảng Bình (103 xe), Quảng Trị (51 xe)... Tuy nhiên, theo Cục Giám sát quản lí về hải quan, số liệu trên chưa phán ánh đúng thực chất vì thực tế có không ít trường hợp đã tái xuất nhưng không làm thủ tục thanh khoản trên hệ thống quản lí.

Không ít người tỏ ra lo ngại các xe tạm nhập vào VN mà không chịu tái xuất chủ yếu nằm chờ “hợp thức hóa” thành “biển trắng” để lưu hành nội địa. Tuy nhiên, theo Cục Giám sát quản lí về hải quan, khả năng này là rất ít vì con đường hợp thức hóa rất lắm “chông gai”. Nếu các xe này bị cơ quan Quản lí thị trường, Công an phát hiện tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ VN sẽ tịch thu, sau đó bàn giao cho Hội đồng bán đấu giá. Sau khi hoàn thành các thủ tục bán đấu giá, chủ sở hữu mới được sử dụng các giấy tờ liên quan trên để đăng kí mới cho phương tiện. Thực tế, phần lớn các xe tạm nhập đang sử dụng “biển trắng” là biển giả, hồ sơ giả và không được pháp luật thừa nhận.

Thiếu chế tài xử lý

Theo Cục Giám sát quản lí về hải quan, sở dĩ hiện tượng trên vẫn tồn tại lâu nay là do thiếu chế tài xử phạt hoặc nếu có thì không đủ sức răn đe. Hiện nay, việc quản lí này được phân thành hai khâu. Tại cửa khẩu, cơ quan hải quan làm thủ tục tạm nhập - tái xuất, giám sát các phương tiện vào-ra khỏi lãnh thổ nước ta và phạt các vi phạm theo chế tài quy định tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 và Nghị định 18 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 97) của Chính phủ. Việc kiểm tra, xử phạt trong nội địa, do cơ quan Công an, Quản lí thị trường thực hiện theo quy định tai Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 và Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ.

Chỉ riêng việc xử phạt quy định trong các văn bản này đã không có sự thống nhất. Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 34, chỉ phạt từ 4 đến 6 triệu đồng đối với các xe tạm nhập tái xuất quá hạn cho phép trong khi đó tại Nghị định 18 quy định mức phạt cao hơn nhiều từ 15 đến 40 triệu đồng. Mặt khác, đối với hành vi tiêu thụ trái phép phương tiện vận tải tạm nhập cảnh vào VN trên lãnh thổ VN, theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ thì chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, do vậy nếu người VN vi phạm thì không áp dụng được... Do vậy, không ít trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện mà không tiến hành xử lí được.

Để ngăn chặn tình trạng trên, ngành hải quan kiến nghị Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát phương tiện. Cần bổ sung quy định về chế tài xử phạt vào Nghị định 34 theo hướng tăng mức phạt tiền với hành vi lưu hành phương tiện vận tải trên lãnh thổ VN quá thời hạn quy định, đồng thời  bổ sung quy định cho phép xử phạt cả người VN nếu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên trong Nghị định số 06. Có như vậy mới mong ngăn chặn được vấn nạn lợi dụng tạm nhập tái xuất để nhập khẩu vào lãnh thổ VN các phương tiện giao thông không đảm bảo kỹ thuật và không rõ ràng nguồn gốc.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Dự thảo “Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh BR-VT”: Ai được lợi?
  • Quy định NK điện thoại di động, ôtô, mỹ phẩm, rượu: Chưa hết “vướng”
  • Điều chỉnh thuế NK xe ôtô đã qua sử dụng: Kiềm chế lạm phát
  • Kiến nghị để DN không bị biến từ “tốt” thành “xấu”
  • Xây dựng chợ Cầu Vồng - Hải Phòng: Liệu có...“đứt gánh”?
  • Tem mới - khắc tinh của hàng giả?
  • Xử lý hàng tồn đọng: Cần đúng người đúng việc
  • Lạ đời chuyện hàng nhập không có tên trong danh mục quản lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%