Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tem mới - khắc tinh của hàng giả?

Tem xác thực hàng hóa điện tử SMS - loại tem chống hàng giả, hàng nhái tương tác tin nhắn tức thời, dán trên sản phẩm vừa chính thức được triển khai áp dụng thí điểm hôm 5/8. Chương trình thí điểm dự kiến kéo dài trong 3 năm.

Tem SMS là sản phẩm của đề án thí điểm dịch vụ xác thực nguồn gốc hàng hóa tức thời qua mạng viễn thông do Công ty 129, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp cùng Ban chỉ đạo TW về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 127 TW) thực hiện, dưới sự chấp thuận chủ trương của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Bước đầu, tem sẽ được áp dụng trên một số sản phẩm giá trị cao đang bị làm giả nhiều như rượu, mỹ phẩm, dược phẩm ngoại nhập, các thiết bị điện tử kỹ thuật cao...

Trong quá trình này, các bên sẽ phối hợp rà soát, hoàn thiện hệ thống (hạ tầng, viễn thông, bảo mật...) và tổng kết, báo cáo kết quả định kỳ, rút kinh nghiệm, hoàn thiện để sớm đưa ứng dựng Tem SMS trên diện rộng.

Cấu trúc của con tem gồm: Số Seri tem, logo doanh nghiệp, mã xác thực là một dãy số ký tự được in trêm tem và được phủ một lớp tráng bạc bảo vệ bên ngoài; số điện thoại hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng...

Theo các đơn vị thực hiện, chất liệu tem và công nghệ in hiện đại, cùng kỹ thuật Overprint được áp dụng trên lớp cào giúp tem có độ bền, tiện dụng và khả năng chống ánh sáng xuyên qua lớp phủ cào nhằm tăng cường khả năng chống làm tem giả.

Khi mua sản phẩm được dán Tem SMS, người tiêu dùng có cơ sở để phân biệt được đâu là sản phẩm thật hay giả, nhái; kiểm tra được ngay nguồn gốc của sản phẩm ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào trong ngày, bằng thao tác cào lớp nhũ phủ để biết mã số trên tem, nhắn tin theo cú pháp *mã số# tới đầu số dịch vụ 1127 để nhận các thông tin của sản phẩm.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể gọi điện đến tổng đài hoặc kiểm tra thông tin sản phẩm trên website. Các trường hợp thắc mắc, khiếu nại, gian lận, khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế thông qua số điện thoại hỗ trợ in trên tem.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 127 TW Nguyễn Cẩm Tú đánh giá, việc nghiên cứu triển khai Đề án thí điểm này là một giải pháp kỹ thuật mới, có tính đột phá, đạt cả hai yếu tố là hiệu quả và khả thi.

Trong đó về hiệu quả, Tem SMS bảo vệ được các nhà sản xuất, phân phối chân chính, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng; giúp nâng cao vai trò tự kiểm tra của người tiêu dùng; hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc xác minh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.

Hiện nay trên thị trường chủ yếu sử dụng các loại tem chống hàng giả hiện đại như Tem laser Hologram 3 chiều, Tem đề can và phát sáng, Tem Hologram nhiệt. Tuy nhiên việc nhận biết những loại tem này khá phức tạp, phải có các thiết bị nhận dạng đi kèm, đặc biệt là chỉ phụ thuộc duy nhất vào công nghệ in tem, dẫn đến tình trạng làm giả, làm nhái cả tem chống giả một cách tinh vi, khiến người tiêu dùng khó phân biệt.

"Tem SMS là một sản phẩm chống giả với công nghệ viễn thông hiện đại, sẽ không bị làm giả bởi hệ thống mã số bảo mật cho từng sản phẩm của doanh nghiệp. Mọi thông tin dữ liệu đều được mã hóa, xác thực và được lưu trữ, bảo mật tại hệ thống của Công ty CP Xác thực Hàng hóa Việt Nam (VNPV) đặt tại trung tâm dữ liệu thuộc Ban Cơ Yếu Chính phủ. Hệ thống đáp ứng được hàng tỷ SMS/năm" - ông Hoàng Hưng Nam - Tổng GĐ VNPV cho hay.

Tuy nhiên, một băn khoăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp là chi phí sử dụng loại tem mới này khá cao.
Thông tin sơ bộ cho thấy, giá thành mỗi con tem SMS tùy theo kích cỡ, sản phẩm được dán tem mà có giá dao động từ vài trăm đồng đến không quá 1.000 đồng/tem - đắt nhất so với các loại tem chống giả hiện nay.

Đó là chưa kể về phía người tiêu dùng, mỗi lần nhắn tin đến tổng đài 1127 để truy vấn nguồn gốc sản phẩm cũng mất phí 1.000 đồng/lượt.

Song một số ý kiến cho rằng, nếu loại tem mới này thực sự thuận tiện và hữu hiệu trong việc chống hàng giả, hàng nhái, thì giới kinh doanh những sản phẩm ngoại nhập cao cấp cũng sẽ không tiếc tiền sử dụng, bởi việc dán tem SMS sẽ góp phần nâng cao hơn nữa giá trị thương hiệu và giá trị cạnh tranh của sản phẩm.

Theo báo cáo của Ban 127 TW, trong 10 năm thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý hơn 102.000 vụ làm hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng VN (Vinatas) cũng cho thấy, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết. Nhóm hàng nguy cơ bị làm giả cao là dệt may, rượu bia, dược phẩm, thực phẩm, hàng gia dụng, điện tử. Trong đó có loại mà tỷ lệ hàng lậu, hàng giả lên tới 70-80% như rượu ngoại; 50% như mỹ phẩm ngoại; 40% như dược phẩm châu Á và tỷ lệ 30-40% hàng giả là rượu nội.

(Theo VEF)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Xử lý hàng tồn đọng: Cần đúng người đúng việc
  • Lạ đời chuyện hàng nhập không có tên trong danh mục quản lý
  • Sử dụng lao động nước ngoài nhìn từ thủ tục hành chính
  • “Bộ lọc” chính sách chưa hiệu quả
  • Lấp kẽ hở pháp luật
  • Giá đất vẫn là một câu hỏi
  • Cân nhắc việc tham gia công ước vận tải biển
  • Hoàn thuế GTGT : Vướng vì... khu chế xuất ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%