Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phá sản hay giải thể?

Đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, việc phá sản hay giải thể của các doanh nghiệp khi lâm vào tình cảnh khó khăn vốn được xem là bình thường và nó cũng thường tình như việc hàng ngày có thêm một lượng lớn các doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thời gian qua việc phá sản hay giải thể doanh nghiệp vẫn chưa được xem là điều bình thường.


Minh chứng rõ nét nhất là kể từ khi Luật Phá sản ra đời vào năm 1993, số lượng doanh nghiệp tiến hành phá sản ở Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Và ngay cả khi các nhà làm Luật đã ý thức được sự bất cập của Bộ luật này khi đi vào cuộc sống, thì việc sửa đổi nó vào năm 2003 cho đến nay cũng chưa mấy phát huy tác dụng như mong muốn.
 

Với khoảng 10 doanh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản trong vài năm trở lại đây đã cho thấy, cụm từ phá sản xem ra vẫn còn quá nặng nề đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp và cả các cơ quan chức năng.


Khép lại năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu tác động kép từ biến động kinh tế trong nước và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khó khăn này tiếp nối khó khăn khác, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào cảnh đình trệ sản xuất, khó có khả năng tồn tại. Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp hiện đắn đo trước quyết định, nên giải thể hay phá sản. Đều là khai tử cho doanh nghiệp, tuy nhiên theo các chuyên gia thì việc áp dụng giải pháp nào lại tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp.


Giải thể phá sản khác nhau bản chất, giải thể là tính toán, mong muốn chủ quan của doanh nghiệp, phá sản tuỳ thuộc quy định của pháp luật, trong quy định nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ngắn hạn thì áp dụng luật phá sản, trường hợp doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán thì giải thể.


Thế nhưng bản tính phức tạp của thủ tục hành chính, quy định thiếu rõ ràng, chi tiết của các văn bản hướng dẫn Luật Phá sản đã trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp khó thể thực hiện quyền được phá sản của mình.


Cụ thể, theo thống kê sơ bộ thì thời gian qua để một doanh nghiệp Việt Nam tiến hành phá sản phải mất trung bình từ 4 - 5 năm. Trong khi đó ở các quốc gia phát triển, con số này chỉ là vài chục ngày. Thực tế này khiến cho số lượng doanh nghiệp Việt Nam phá sản thời gian qua chỉ dừng lại ở con số vài trăm công ty.


Để kết thúc thì 1 là giải thể, 2 là phá sản. Các doanh nghiệp thường lựa chọn giải thể hơn là phá sản, vì phá sản theo thủ tục toà án, vì theo luật doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp đỡ phức tạp, nhanh hơn rất nhiều so với phá sản.


Để đánh giá doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, các chủ nợ phải đánh giá doanh nghiệp không có khả năng thì mới nộp đơn ra toà yêu cầu phá sản. Hơn thế nữa với các chủ nợ là các ngân hàng có tâm lý doanh nghiệp phá sản không có gì thu, nếu để tồn tại thì dù sao cũng có chố thu Có nhiều doanh nghiệp "chết" rồi mà không "chôn" được.

 

Bên cạnh đó thì vấn đề tâm lý cũng khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam thà chấp nhận mang tiếng là "giải thể" còn đỡ hơn là bị "phá sản".

Trong khi đó, hiện tình trạng doanh nghiệp phá sản đang xảy ra ngày một nhiều ở các quốc gia do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Thực tế này đã khiến một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam cũng sẽ khó tránh khỏi xu hướng có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn và buộc phải xem xét lựa chọn việc giải thể, phá sản hay cứ để chết "lâm sàng" kéo dài trong nhiều năm như nhiều doanh nghiệp hiện đã làm.

( Theo báo vtv)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Luật Bồi thường: Khó, cũng không thể bàn lùi
  • Đã khó, lại khổ
  • Cẩn trọng khi mua bảo hiểm nhân thọ
  • Cần quy định rõ chức năng quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước
  • Vì sao người ta nghiện trò đỏ đen?
  • Công ty chứng khoán phá sản, khung pháp lý đã đủ “chặt”?
  • Dự thảo Nghị định phát hành trái phiếu quốc tế có gì mới?
  • Cần ban hành Luật Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%