Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phán quyết lạ thường về vận đơn

 

Đối với các nước áp dụng Luật án lệ càng cần sử dụng vận đơn theo lệnh

Đối với các nước áp dụng Luật án lệ càng cần sử dụng vận đơn theo lện

Phán quyết của tòa:

1. Căn cứ vào Điều 3.1 mặt trước (ở đây Toà đã nhầm lẫn, thực tế là mặt sau hoặc nói chính xác là mặt đối diện với mặt trước, nguyên văn tiếng Anh là: Overleaf of Reverse Side) vận đơn này không phải là vận đơn đích danh mà thực chất là vận đơn theo lệnh.


2. Toà cho rằng các chứng từ Hợp đồng mua bán, Hoá đơn thương mại, Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu của lô hàng này không thể hiện rõ điều kiện giao hàng FOB.


3. Công ty T phải bồi thường cho Công ty S 57.000 USD (sau khi đã trừ đi phần không ăn khớp giữa hợp đồng mua bán, hoá đơn thương mại, tờ khai thương mại, tờ khai hải quan hàng xuất khẩu và số lượng hàng trên vận đơn).


Rõ ràng phán quyết trên của toà án này đã đi ngược lại thông lệ hàng hải và thương mại quốc tế cũng như luật pháp VN và luật pháp Australia (nơi hàng đến).


Có lẽ trong lịch sử phát triển hơn 300 năm của ngành hàng hải thế giới lần đầu tiên có một toà án lại căn cứ vào mặt sau (toà nhầm lẫn gọi là mặt trước) để phán quyết một vận đơn là đích danh hay theo lệnh.


Bản thân Toà nói rằng Hợp đồng thương mại, Hoá đơn thương mại, Tờ khai hàng xuất khẩu không thể hiện rõ điều kiện giao hàng FOB, trong khi đó Hợp đồng mua bán ghi rõ: “Giá hàng FOB thành phố Hồ Chí Minh 87.035 USD” và Hoá đơn thương mại cũng ghi rõ: “Giá FOB thành phố Hồ Chí Minh 87.035 USD, đồng thời Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu lô hàng này đề ngày 18/12/2006 ở ô số 20 ghi rõ: “Điều kiện giao hàng: FOB”. Đây không phải là hợp đồng giao hàng theo điều kiện FOB thì nó là hợp đồng giao hàng theo điều kiện gì?”.


Từ vụ kiện nói trên vấn đề đặt ra là các DN VN khi xuất khẩu hàng hoá theo Incoterms 2000 ra nước ngoài, nhất là thị trường Anh, Mỹ, Australia, Ấn Độ... nên sử dụng vận đơn theo lệnh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, hết sức tránh dùng vận đơn đích danh, nhất là khi xuất hàng sang các thị trường áp dụng luật án lệ như những nước nói trên.
 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Phá sản hay giải thể?
  • Luật Bồi thường: Khó, cũng không thể bàn lùi
  • Đã khó, lại khổ
  • Cẩn trọng khi mua bảo hiểm nhân thọ
  • Cần quy định rõ chức năng quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước
  • Vì sao người ta nghiện trò đỏ đen?
  • Công ty chứng khoán phá sản, khung pháp lý đã đủ “chặt”?
  • Dự thảo Nghị định phát hành trái phiếu quốc tế có gì mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%